II. BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI VÀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI 1 Bất bình đẳng xã hộ
2. Phân tầng xã hộ
a. Khái niệm
Phân tầng xã hội là một trong những nội dung cơ bản được nghiên cứu của xã hội học và được nhiều nhà xã hội học quan tâm. Bởi vậy, đã có rất nhiều định nghĩa và cách giải thích khác nhau về phân tầng xã hội.
Nhà xã hội học Anh, Tony Bilton, nhấn mạnh yếu tố cơ cấu trong phân tầng xã hội khi cho rằng, "sự phân tầng xã hội là một cơ cấu bất bình đẳng ổn định giữa các nhóm xã hội bền vững qua các thế hệ"1. Còn Anthony Giddens và Ian Robertsons nhấn mạnh sự bất bình đẳng, sự phân chia xã hội. Anthony Giddens định nghĩa,"phân tầng xã hội là sự
phân chia xã hội thành các tầng lớp, khi nói về sự phân tầng là nói tới bất bình đẳng giữa các địa vị, vị trí của các cá nhân trong xã hội"2. Còn với Ian Robertsons, "phân tầng xã hội là sự bất bình đẳng mang tính cơ cấu của tất cả các xã hội lồi người, là sự khác nhau về khả năng thăng tiến xã hội bởi địa vị của họ trong bậc thang xã hội"3.
Nhà nghiên cứu xã hội học Nguyễn Đình Tấn, khi nghiên cứu lý thuyết phân tầng xã hội của M. Weber nhận xét "... đã bao hàm trong khái niệm phân tầng xã hội cả việc phân chia xã hội thành các giai cấp. Bên cạnh đó, ơng khơng chỉ nhấn mạnh vào tiêu chí kinh tế, sở hữu mà cịn sử dụng đồng thời các tiêu chí về chính trị và tiêu chí văn hóa để định nghĩa phân tầng xã hội"4.
Như vậy, có thể hiểu phân tầng xã hội là trạng thái phân chia và hình thành cấu trúc xã hội thành các tầng xã hội khác nhau trong điều kiện khác nhau về không gian và thời gian nhất định. Các tầng xã hội khác nhau về địa vị kinh tế, chính trị, uy tín xã hội cũng như một số khác biệt về trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú, phong cách sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử và thị hiếu...
Đặc trưng của phân tầng xã hội. Dù còn nhiều quan điểm khác nhau, nhưng nhìn chung các nhà xã hội học đều thống nhất phân tầng xã hội có một số đặc trưng cơ bản sau:
- Phân tầng xã hội là sự phân hóa, sắp xếp các cá nhân thành những tầng lớp, thang bậc khác nhau trong cơ cấu xã hội, là sự phân chia xã hội thành những lớp người.
1 Tony Bilton, Kevin Bonmett, Philip Jones, Michelle Stanworth, Ken Sheard và Andrew Webster, Nhập môn xã hội học, Nxb Khoa học xã hội, 1993, (Phạm Thủy Ba dịch). Tr. 49-50 Webster, Nhập môn xã hội học, Nxb Khoa học xã hội, 1993, (Phạm Thủy Ba dịch). Tr. 49-50