Tư tưởng quản lý của chủ nghĩa Mác Lênin

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 1 (Trang 29 - 31)

3. VỊ TRÍ CỦA MƠN HỌC

1.1.3. Tư tưởng quản lý của chủ nghĩa Mác Lênin

Mặc dù khơng cĩ những tác phẩm nghiên cứu riêng về quản lý song tư tưởng về quản lý cũng được đề cập đến trong các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin. Những tư tưởng quản lý này được vận dụng linh hoạt trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở một số quốc gia trên thế giới.

Trong bộ Tư bản, C. Mác đã chỉ ra: “trong tất cả những cơng việc

mà cĩ nhiều người hợp tác với nhau, thì mối liên hệ chung và sự thống nhất của quá trình đều phải biểu hiện ra ở trong một ý chí điều khiển và trong những chức năng khơng cĩ quan hệ với những cơng việc bộ phận, mà quan hệ với tồn bộ hoạt động của cơng xưởng, cũng giống như trường hợp nhạc trưởng của một dàn nhạc vậy: Đĩ là một thứ lao động sản xuất cần phải được điều hành trong một phương thức sản xuất cĩ tính chất kết hợp”3. Điều đĩ cĩ nghĩa là những lao động chung cần cĩ tổ chức và thống nhất nhằm tạo ra sức mạnh để đạt được mục đích chung.

2. Adrian Leftwich (1995), Bringing politics back in: Towards a model of the developmental

state, The Journal of Development Studies, 31 (3), tr.400-427.

Quá trình phân cơng lao động trong quản lý dưới chế độ tư bản đã được C. Mác chỉ ra từ lúc nhà tư bản trực tiếp giám sát, điều hành sản xuất cho đến khi tư bản đạt đến một lượng nhất định và chuyển giao cơng việc quản lý cho những người quản lý chuyên nghiệp, nhân danh nhà tư bản để chỉ huy quá trình lao động. Kết quả là “hoạt động quản lý đã trở

thành một nghề chuyên mơn và là lao động làm thuê cho nhà tư bản”4.

Trong khi đĩ, với tư cách là cộng sự của C. Mác, Ph. Ăng-ghen đã cĩ cơng lớn trong nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế để đĩng gĩp vào kho tàng tư tưởng quản lý, bao gồm quản lý một chu kỳ sản xuất và tài chính cũng như vai trị quản lý của nhà nước trong xã hội tương lai. Ơng đúc rút ra nguyên tắc quản lý xã hội là quản lý bằng quyền lực cơng trên cơ sở các nguồn lực vật chất chủ yếu khi khẳng định “Như thế, chúng ta

vừa thấy được rằng một mặt, một quyền uy nhất định, khơng kể quyền uy đĩ đã được tạo ra bằng cách nào, và mặt khác, một sự phục tùng nhất định, đều là những điều mà trong bất cứ tổ chức xã hội nào, cũng đều do điều kiện kiện vật chất trong đĩ tiến hành sản xuất và lưu thơng sản phẩm, làm cho trở thành tất yếu đối với chúng ta”5.

Khác với C. Mác và Ph. Ăng-ghen, V.I. Lênin vừa là nhà lý luận lại vừa là nhà thực tiễn. Trong điều kiện quản lý một xã hội mới sau Cách mạng tháng Mười, V.I. Lênin đã cĩ những đĩng gĩp cụ thể hơn về quản lý. V.I. Lênin xác định tổ chức quản lý là nhiệm vụ chủ yếu và trung tâm của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động trong đĩ nhiệm vụ quản lý nhà nước trước hết và trên hết được quy lại thành nhiệm vụ thuần túy kinh tế. V.I. Lênin cũng phân tích tính chất khĩ khăn và phức tạp của quản lý trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đồng thời khẳng định đĩ là nhiệm vụ cao cả nhất, lý thú nhất bởi quản lý là điều kiện để xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, cần học tập cách quản lý, kể cả những nhà tổ chức lớn nhất của chủ nghĩa tư bản.

4. C. Mác và Ph.Ăng-ghen (1994), Tồn tập, Tập 25, NXB Chính trị quốc gia, tr.587-591. 5. C. Mác và Ph.Ăng-ghen (1995), Tồn tập, Tập 18, NXB Chính trị quốc gia, tr.421.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 1 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)