Bản chất của chức năng kiểm sốt

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 1 (Trang 69 - 70)

3. VỊ TRÍ CỦA MƠN HỌC

2.5. CHỨC NĂNG KIỂM SỐT

2.5.1. Bản chất của chức năng kiểm sốt

Trong quá trình phát triển kinh tế nĩi chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của từng đơn vị kinh tế cơ sở nĩi riêng đều cĩ thể xảy ra sai sĩt, nhầm lẫn hay sai phạm ở bất kỳ khâu, yếu tố, bộ phận, cá nhân nào đĩ trong hệ thống hoặc gặp những vấn đề dẫn đến ách tắc, gây ảnh hưởng đến việc hồn thành kế hoạch, mục tiêu. Chính vì vậy, các chủ thể quản lý kinh tế cần phải theo dõi, xem xét hướng, tiến độ và kết quả thực hiện kế hoạch nhằm tránh những sai sĩt, nhầm lẫn. Trên cơ sở đĩ, kịp thời ngăn chặn cũng như tìm ra nguyên nhân để cĩ biện pháp khắc phục, điều chỉnh những yếu tố bất hợp lý. Việc thực hiện những nhiệm vụ trên chính là thực hiện chức năng kiểm sốt. Từ đĩ cĩ thể hiểu: Chức

năng kiểm sốt là việc căn cứ vào kế hoạch và mục tiêu để theo dõi, xem xét và đánh giá cơng việc cĩ được thực hiện đúng và tốt khơng, đồng thời chỉ ra ưu, khuyết điểm và kịp thời cĩ những điều chỉnh cần thiết.

Rõ ràng cách hiểu trên khơng chỉ đề cập đến sự kiểm sốt của nhà lãnh đạo mà trong hệ thống phải luơn cĩ sự kiểm sốt lẫn nhau, giữa cấp

trên với cấp dưới, thậm chí cả việc tự kiểm sốt. Kiểm sốt ngay cả trong và sau khi triển khai các hoạt động kinh tế. Kết quả của quá trình kiểm sốt cho phép các chủ thể quản lý tự đánh giá lại mình sau một chu kỳ hoạt động, từ đĩ cĩ phương án hồn thiện cơng tác quản lý để đạt chất lượng cao hơn.

Như vậy, kiểm sốt là yêu cầu khách quan và là một chức năng quan trọng, khơng thể thiếu của quản lý kinh tế. Nếu làm tốt chức năng này, các cơng cụ quản lý sẽ ngày càng hồn thiện, cán bộ quản lý ngày càng tiến bộ và càng dễ dàng thực hiện được mục tiêu quản lý. Điều này cũng cĩ nghĩa nhờ chức năng kiểm sốt, các quá trình kinh tế được duy trì ổn định và cĩ cơ hội phát triển.

Nhà nước thực hiện chức năng kiểm sốt nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương trong nền kinh tế, phát hiện hoặc ngăn ngừa các vi phạm pháp luật và chính sách, bảo đảm lợi ích của nhân dân và bảo vệ tài sản quốc gia, gĩp phần tăng trưởng kinh tế và thực hiện cơng bằng xã hội. Các đơn vị kinh tế cơ sở thực hiện chức năng này nhằm xác định lại các nguồn lực, đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục, qua đĩ giúp nhà quản lý kịp thời ra quyết định ứng phĩ với biến động của mơi trường để đạt mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 1 (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)