Khái niệm của nguyên tắc quản lý kinh tế

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 1 (Trang 75 - 77)

3. VỊ TRÍ CỦA MƠN HỌC

3.1.1. Khái niệm của nguyên tắc quản lý kinh tế

Trước hết, nguyên tắc là hệ thống những quan điểm, tư tưởng xuyên suốt tồn bộ hoặc một giai đoạn nhất định địi hỏi các tổ chức và cá nhân phải tuân theo. Do đĩ, nguyên tắc quản lý là các quy tắc chỉ đạo, những

tiêu chuẩn hành vi, những quan điểm cơ bản cĩ tác dụng chi phối mọi hoạt động quản lý các chủ thể quản lý trong quá trình tiến hành các hoạt động quản lý13

Trong đĩ:

Quy tắc chỉ đạo quy định tính xuyên suốt, chi phối từ đầu đến cuối

của quá trình quản lý, bắt buộc chủ thể quản lý phải thực hiện mà khơng cĩ quyền lựa chọn14.

13. Đồn Phúc Thanh (chủ biên) (2000), Nguyên lý Quản lý kinh tế, NXB. Chính trị quốc gia, tr.57.

Tiêu chuẩn hành vi quy định chuẩn mực đánh giá hoạt động

quản lý, địi hỏi các nhà quản lý phải thường xuyên rèn luyện theo tiêu chuẩn đĩ.

Quan điểm cơ bản xác định định hướng và phạm vi của quản lý,

địi hỏi các nhà quản lý phải nắm vững và kiên định thực hiện trong mọi hành động và trong suốt quá trình quản lý.

Cũng như các hoạt động cĩ mục đích khác, quản lý kinh tế cũng được tiến hành trên cơ sở các nguyên tắc nhất định. Theo đĩ, nguyên tắc quản lý kinh tế là những chuẩn mực, những quy định mang tính bắt buộc chi phối mọi hoạt động quản lý các chủ thể trong quá trình tiến hành các hoạt động quản lý. Điều này giúp các nhà quản lý trả lời câu hỏi: “phải làm gì”, “khơng được làm gì” trong quá trình thực hiện các hoạt động quản lý kinh tế. Nĩi cách khác, nguyên tắc quản lý kinh tế là

các quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành vi, những quan điểm cơ bản cĩ tác dụng chi phối mọi hoạt động quản lý các chủ thể quản lý phải tuân thủ trong quá trình tiến hành các hoạt động quản lý kinh tế.

Nguyên tắc quản lý kinh tế cĩ ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng phát triển, duy trì sự ổn định, đảm bảo thực thi đúng quyền hạn của các chủ thể quản lý và duy trì kỷ luật, kỷ cương đối với đối tượng quản lý, từ đĩ gĩp phần xây dựng văn hố tổ chức, văn hố quản lý của cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế cơ sở.

Nguyên tắc quản lý kinh tế vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan15. Tính chủ quan thể hiện ở chỗ nĩ là sản phẩm của các tổ chức và cá nhân những người quản lý tạo ra, thể hiện ý chí, nguyện vọng của người lãnh đạo, phục vụ cho ý đồ, mục tiêu và lợi ích của chủ thể quản lý. Nhưng mặt khác do nĩ được hình thành trên cơ sở chủ thể quản lý nhận thức và vận dụng hệ thống các quy luật - mà trước hết là các quy luật kinh tế - nên nguyên tắc quản lý kinh tế lại mang tính khách quan và khoa học. Nguyên tắc khơng phải là được ứng dụng vào giới tự

15. Đồn Phúc Thanh (chủ biên), (2000), Nguyên lý Quản lý kinh tế, NXB. Chính trị

nhiên và lịch sử lồi người mà được rút ra trong giới tự nhiên và lịch sử lồi người. Khơng phải giới tự nhiên và lồi người thích ứng với nguyên tắc mà trái lại nguyên tắc chỉ đúng nếu nĩ phù hợp với giới tự nhiên và lịch sử. Bởi vậy, nguyên tắc quản lý kinh tế phải được xây dựng và rút ra từ thực tiễn quản lý và vận dụng vào điều kiện kinh tế cụ thể của từng quốc gia và từng tổ chức kinh tế cơ sở. Nhà quản lý cần khơng ngừng hồn thiện nội dung các nguyên tắc cho phù hợp với yêu cầu tác động của hệ thống quy luật trong từng thời kì nhất định. Các nguyên tắc quản lý kinh tế cũng cần được sử dụng một cách linh hoạt và sáng tạo cho từng đối tượng quản lý cụ thể. Bên cạnh đĩ, nguyên tắc quản lý kinh tế là sự thể hiện ý chí, nguyện vọng của những người lãnh đạo quản lý cấp trên, vì thế nĩ phụ thuộc vào năng lực nhận thức và vận dụng quy luật cũng như khả năng nắm bắt thực tiễn của những người quản lý quyền lực đĩ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 1 (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)