3. VỊ TRÍ CỦA MƠN HỌC
1.2. BẢN CHẤT CỦA QUẢN LÝ KINH TẾ
1.2.1. Khái niệm, mục tiêu và động lực của quản lý kinh tế
a) Khái niệm quản lý kinh tế
Hai thuật ngữ quản lý (administration) và quản trị (management) được sử dụng khá phổ biến trong những hồn cảnh khác nhau trong đời sống kinh tế - xã hội. Khi dùng theo thĩi quen, chúng ta coi thuật ngữ “quản lý” gắn liền với quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý ở khu vực cơng cộng, tức là quản lý ở tầm vĩ mơ, cịn thuật ngữ “quản trị” được dùng ở phạm vi nhỏ hơn đối với một tổ chức, một doanh nghiệp (kinh tế). Xét về từ ngữ, thuật ngữ “quản lý” (tiếng Việt gốc Hán) cĩ thể hiểu là hai q trình tích hợp vào nhau; q trình “quản” là sự coi sĩc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái “ổn định”; quá trình “lý” là sửa sang, sắp xếp, đổi mới để đưa tổ chức vào thế “phát triển”. Tuy nhiên, hai thuật ngữ này hồn tồn khác nhau bởi chúng đều cĩ chức năng riêng và đều quan trọng với sự phát triển của tổ chức. Quản trị cĩ chức năng là thành lập các mục tiêu, chính sách mang tính chiến lược của tổ chức và là cấp cao nhất. Trong khi đĩ, quản lý được hiểu là hành động hoặc chức năng của việc đưa vào thực hiện các chính sách, kế hoạch (mang tính sách lược, thủ thuật) đã được thực hiện bởi quản trị, và là một hoạt động cấp trung. Về mặt lịch sử, chính sự phát triển mạnh mẽ của phân cơng lao động đã làm xuất hiện một dạng lao động mang tính đặc thù là tổ chức - điều khiển con người với các hoạt động theo những yêu cầu nhất định, dạng lao động đĩ được gọi là quản lý.
Quản lý là một chức năng xã hội, bắt nguồn từ tính chất xã hội của lao động. Từ phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy đến nền văn minh hiện đại, quản lý đã luơn là một thuộc tính tất yếu của lịch sử khách quan, gắn liền với xã hội trong mọi giai đoạn phát triển của nĩ. Điều này bắt nguồn từ bản chất của hệ thống xã hội, đĩ là các hoạt động lao động mang tính tập thể hay lao động xã hội của con người. Trong quá trình lao động xã hội, cĩ những mục tiêu mà từng cá nhân riêng lẻ khơng thể đạt được. Khi đĩ, từng cá nhân riêng lẻ phải liên kết lại với
nhau, hình thành các nhĩm, kết hợp lại thành tập thể. Nhu cầu quản lý cũng xuất hiện như một yếu tố cần thiết để tổ chức, phân cơng, phối hợp những nỗ lực cá nhân trong lao động hướng tới mục tiêu chung. Như vậy, quản lý là một hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân cơng và hợp tác để làm một cơng việc nhằm đạt được mục tiêu chung đề ra.
Mặc dù quản lý là một thuộc tính tất yếu gắn liền với xã hội nhưng chỉ khi xã hội phát triển đến một trình độ nhất định thì quản lý mới được tách ra thành một chức năng riêng của lao động xã hội; dần dần hình thành những tập thể, những tổ chức và cơ quan chuyên hoạt động quản lý - gọi là hệ thống quản lý (chủ thể quản lý). Xã hội càng phát triển về trình độ và quy mơ sản xuất, về văn hĩa, khoa học, kỹ thuật cơng nghệ, thì trình độ tổ chức, điều hành quản lý và cơng nghệ quản lý cũng được nâng lên và phát triển khơng ngừng. Hoạt động quản lý cũng xuất hiện ở các lĩnh vực khác nhau.
Kinh tế là phạm trù đặc biệt quan trọng với đời sống xã hội của con người. Phạm trù này cĩ thể được hiểu là tổng thể (hoặc một phần) những yếu tố sản xuất và những quan hệ vật chất của con người phát sinh trong quá trình sản xuất trực tiếp, phân phối, lưu thơng, trao đổi, tiêu dùng của cải vật chất ở những giai đoạn phát triển nhất định của xã hội lồi người, với mấu chốt nằm ở hai vấn đề quan hệ sở hữu và lợi ích6. Nền kinh tế với nhiều chủ thể tiến hành các hoạt động kinh tế với mục tiêu khác nhau do đĩ hình thành các quan hệ kinh tế ở phạm vi khác nhau cũng như phát sinh mâu thuẫn lợi ích giữa các chủ thể. Vì vậy, quản lý kinh
tế cũng hình thành ở các cấp độ khác nhau, bao gồm quản lý kinh tế vĩ mơ của nhà nước và quản lý kinh tế trong các đơn vị kinh tế cơ sở. Đây
là một trong những hoạt động cơ bản nhất của con người, cĩ ý nghĩa quyết định và mang tính sống cịn của các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế. Dù cĩ nhiều cách tiếp cận quản lý khác nhau song theo tiếp cận
6. Bùi Hữu Đức, Phạm Trung Tiến (2013), Khoa học quản lý, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.16.
hệ thống, “Quản lý kinh tế là sự tác động liên tục, cĩ tổ chức, cĩ hướng
đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh tế, phát huy tốt nhất mọi tiềm năng và tận dụng cơ hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý đề ra trong điều kiện biến động của mơi trường”.
Từ khái niệm trên, cĩ thể rút ra:
Thứ nhất, về phương diện quản lý kinh tế, nền kinh tế quốc dân
cũng như bất kỳ đơn vị kinh tế cơ sở nào đều cĩ thể được coi là một hệ thống quản lý với hai phân hệ: chủ thể quản lý và đối tượng hay khách thể quản lý. Mỗi phân hệ là một hệ thống phức tạp. Chủ thể quản lý là những tổ chức và cá nhân những nhà quản lý cấp trên. Đối tượng quản lý là các tổ chức, cá nhân những nhà quản lý cấp dưới hoặc là tập thể và cá nhân những người lao động. Đây là tồn bộ các yếu tố trong quá trình hoạt động của tổ chức, chịu sự tác động/điều chỉnh của chủ thể quản lý. Các đối tượng quản lý này sử dụng các yếu tố nhân, tài, vật lực trong hoạt động kinh tế. Đối tượng quản lý cịn là hoạt động/hành vi của các đối tượng quản lý và các quá trình kinh tế của đối tượng quản lý. Vì vậy, mọi vấn đề quản lý kinh tế suy cho cùng là quản lý con người thơng qua việc sử dụng con người trong hoạt động kinh tế để đạt mục tiêu.
Giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý cĩ mối quan hệ qua lại, gọi là quan hệ quản lý. Vì vậy, quản lý kinh tế bao giờ cũng là quan hệ giữa con người với con người. Quan hệ giữa chủ thể và đối tượng quản lý là quan hệ tác động qua lại, kết hợp với nhau một cách biện chứng. Sự tác động liên tục, cĩ tổ chức, cĩ hướng đích của chủ thể quản lý chính là việc tổ chức thực hiện các chức năng của quản lý nhằm phối hợp các mục tiêu và các động lực hoạt động trong hệ thống để đạt tới mục tiêu chung của hệ thống.
Thứ hai, quản lý kinh tế nhằm phát huy tốt nhất mọi tiềm năng và
tận dụng tối đa cơ hội của hệ thống, đĩ là việc sử dụng cĩ hiệu quả nhất các yếu tố bên trong và bên ngồi của hệ thống trong điều kiện chấp nhận cạnh tranh với các hệ thống khác, cũng như chấp nhận các rủi ro cĩ thể xảy ra cho hệ thống.
Thứ ba, quản lý kinh tế là sự tác động cĩ hướng đích của chủ thể
quản lý lên đối tượng quản lý. Tác động của quản lý kinh tế thường mang tính tổng hợp, hệ thống với nhiều biện pháp khác nhau, được biểu hiện dưới dạng cơ chế quản lý. Tuy nhiên, trong cơ chế tác động này, mỗi chủ thể quản lý đều cĩ quyền lực nhất định với đối tượng quản lý, cĩ thể điều khiển hay tác động làm biến đổi trạng thái của đối tượng quản lý trong điều kiện mơi trường xác định. Sự tác động trong quản lý kinh tế khơng diễn ra đơn lẻ, một lần mà là sự tác động thường xuyên, liên tục thơng qua các hoạt động tổ chức, điều khiển, phối hợp, động viên, kiểm tra... và thơng qua việc sử dụng hệ thống các cơng cụ và phương pháp quản lý trong điều kiện thay đổi của mơi trường quản lý.
Mơi trường quản lý là tổng hợp các yếu tố và điều kiện khách quan, chủ quan cĩ mối quan hệ tương tác lẫn nhau, ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động quản lý7. Đĩ cĩ thể là những điều kiện bên trong
và bên ngồi tổ chức, hay những điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội... cụ thể. Các yếu tố mơi trường này của quản lý kinh tế luơn biến động nên trong sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý địi hỏi sự linh hoạt, sáng tạo của chủ thể quản lý để đạt hiệu quả cao nhất, khơng cứng nhắc hoặc dập khuơn. Trong quá trình quản lý, chủ thể quản lý cần xác định đúng mục tiêu và hướng mọi hoạt động nhằm đạt mục tiêu đã định. Đồng thời, chủ thể quản lý sử dụng quyền lực tác động vào đối tượng quản lý bởi đây khơng phải quan hệ ngang quyền.
Thứ tư, mục tiêu của quản lý kinh tế là đích cần đạt tới trong quá
trình tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng/khách thể quản lý. Mục tiêu quản lý kinh tế được đặt ra cho chủ thể quản lý kinh tế nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan vào điều kiện mơi trường. Mục tiêu quản lý kinh tế cĩ nhiều loại, tùy cách tiếp cận, như mục tiêu định tính, định lượng; mục tiêu trước mắt, mục tiêu lâu dài; mục tiêu
7. Bùi Hữu Đức, Phạm Trung Tiến (2013), Khoa học quản lý, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.25.
kinh tế - kỹ thuật, mục tiêu chính trị - xã hội... Tuy nhiên, điều chủ thể quản lý quan tâm nhất là tính hiệu quả trong quá trình thực hiện các hoạt động của hệ thống hay mục tiêu huy động tối đa các nguồn lực, mà trước hết là nguồn lực lao động để phục vụ lợi ích của con người trong tổ chức.
Thứ năm, quản lý kinh tế là quá trình lựa chọn và thiết lập hệ thống
chức năng, nguyên tắc, phương pháp, cơ chế, cơng cụ, cơ cấu tổ chức quản lý kinh tế cũng như xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế phù hợp và đảm bảo hệ thống thơng tin cho các quyết định quản lý kinh tế nhằm phối hợp các mục tiêu và động lực hoạt động của mọi chủ thể, khách thể quản lý trong hệ thống kinh tế. Tuy nhiên, theo C. Mác, bản chất của quản lý kinh tế được thể hiện trên hai khía cạnh: Trên khía cạnh “tổ chức và kỹ thuật”, quản lý kinh tế là sự kết hợp nỗ lực của các cá nhân trong hệ thống, sử dụng một cách khơn khéo, hiệu quả nhất nguồn lực thuộc phạm vi sở hữu của hệ thống nhằm đạt được mục tiêu chung của hệ thống và mục tiêu riêng của mỗi cá nhân. Vì vậy, quản lý kinh tế phải trả lời các câu hỏi như mục tiêu quản lý kinh tế nào cần đạt, đạt mục tiêu quản lý đĩ bằng cách nào, rủi ro nào cĩ thể xảy ra trong quá trình quản lý và ứng xử của chủ thể quản lý... Quản lý kinh tế là để tạo ra hiệu quả hoạt động cao hơn so với lao động từng cá nhân riêng lẻ. Nĩi cách khác, thực chất quản lý kinh tế là quản lý con người trong hoạt động kinh tế, thơng qua việc phát huy tốt nhất mọi tiềm năng và tận dụng cơ hội của hệ thống. Trên khía cạnh “kinh tế - xã hội” của quản lý, quản lý kinh tế là hoạt động mang tính chủ quan của chủ thể quản lý, vì lợi ích của hệ thống, đảm bảo cho hệ thống tồn tại, phát triển lâu dài, đảm bảo tính độc lập và cho phép thỏa mãn những địi hỏi mang tính xã hội của chủ thể quản lý và của mọi cá nhân khác trong hệ thống. Mục tiêu của hệ thống quản lý do chủ thể quản lý đảm nhận. Chủ thể quản lý vừa là chủ sở hữu của hệ thống, vừa là người nắm giữ quyền lực của hệ thống. Bản chất của quản lý kinh tế sẽ tùy thuộc vào chủ sở hữu của hệ thống và đây là điểm khác biệt về chất giữa quản lý trong các thể chế chính trị, xã hội khác nhau.
b) Mục tiêu của quản lý kinh tế
Trong quản lý kinh tế, tùy thuộc điều kiện và hồn cảnh, cĩ thể cĩ nhiều loại mục tiêu khác nhau được đặt ra. Tuy nhiên, như đã phân tích khái niệm quản lý kinh tế trong phần trên, cĩ thể khái quát mục tiêu quản lý kinh tế ở 2 loại cơ bản là mục tiêu kinh tế - kỹ thuật và mục tiêu chính trị - xã hội.
Mục tiêu kinh tế - kỹ thuật được xem là mục tiêu trực tiếp và cơ bản nhất của quản lý kinh tế, cả trong quản lý kinh tế của nhà nước và quản lý trong các đơn vị kinh tế cơ sở. Quyết định quản lý kinh tế cần hướng vào việc khai thác và huy động mọi tiềm năng các nguồn nhân, tài, vật lực trong xã hội để đáp ứng và thỏa mãn tốt nhất mục tiêu đặt ra của các chủ thể quản lý. Ngồi ra, để đạt mục tiêu, việc sử dụng cơng cụ và phương pháp tác động đến đối tượng quản lý kinh tế, tạo ra động lực cho các đối tượng quản lý là điều kiện tất yếu. Tuy nhiên, mỗi phương pháp, cơng cụ quản lý kinh tế đều cĩ ưu, hạn chế nhất định và hiệu quả của nĩ cĩ thể khác biệt với từng đối tượng và ở từng thời điểm khác nhau. Vì vậy, trong quản lý kinh tế của nhà nước, điều này đặt ra cho các chủ thể quản lý cần vận dụng linh hoạt phương pháp quản lý để khơi dậy được tính chủ động và năng lực sáng tạo của các đơn vị kinh tế cơ sở, gĩp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, giải quyết hài hịa các mâu thuẫn về lợi ích.
Nếu mục tiêu kinh tế - kỹ thuật là mục tiêu cơ bản nhất của quản lý kinh tế thì mục tiêu chính trị - xã hội lại là tiền đề vật chất cho sự ổn định và phát triển của hệ thống. Trong quản lý kinh tế của nhà nước, dù cĩ nhiều mục tiêu đặt ra song mục tiêu tối cao vẫn là phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội, phục vụ cho lợi ích của đảng cầm quyền. Ví dụ ở Việt Nam, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa và hội nhập, bên cạnh phát triển kinh tế thì giữ vững độc lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh quốc phịng được đặt ra như một nhu cầu cấp thiết. Cơ chế, chính sách quản lý kinh tế phải hướng vào việc đạt mục tiêu này. Ngồi ra, vì mục tiêu xã hội của quản lý kinh tế là phát triển con người một cách tồn diện về
thể lực và trí lực nên nhà hoạch định chính sách và cơ quan quản lý các cấp cần ban hành và tổ chức thực thi hiệu quả các chính sách xã hội như chính sách giáo dục, y tế, việc làm và các chính sách an sinh xã hội khác. Các mục tiêu quản lý nĩi chung và quản lý kinh tế nĩi riêng đều nằm trong một thể thống nhất, khơng tách rời. Cùng với hệ thống các quy luật và điều kiện kinh tế - xã hội của quốc gia (mang tính đặc thù và ở các thời điểm khác nhau), các mục tiêu này gĩp phần hình thành những nguyên tắc chi phối mọi hoạt động quản lý kinh tế của đất nước.
c) Động lực của quản lý kinh tế
Động lực là cái thúc đẩy, làm cho phát triển8. Động lực của quản lý
kinh tế cĩ thể được hiểu là những kích thích của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý nhằm làm cho đối tượng quản lý nhanh chĩng đạt tới mục tiêu9. Động lực quản lý kinh tế cĩ thể được chia làm nhiều loại, tùy theo các cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, cĩ thể đề cập đến hai động lực chính là động lực kinh tế và động lực tinh thần.