Nội dung của chức năng kiểm sốt

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 1 (Trang 70 - 75)

3. VỊ TRÍ CỦA MƠN HỌC

2.5. CHỨC NĂNG KIỂM SỐT

2.5.2. Nội dung của chức năng kiểm sốt

Nội dung của chức năng kiểm sốt bao gồm chức năng kiểm tra và chức năng điều chỉnh.

a) Chức năng kiểm tra

Mục đích của việc kiểm tra là nhằm phát hiện sự sai lệch trong quá trình hoạt động kinh tế và việc thực hiện các chức năng quản lý khác thơng qua việc quan sát hệ thống, từ đĩ cĩ cơ sở để tìm ra giải pháp điều chỉnh sao cho cĩ thể cĩ quyết định và bước đi đúng đắn nhất.

Nội dung chức năng kiểm tra bao gồm:

- Kiểm tra số lượng và chất lượng của những nguồn lực kinh tế (nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật...) để đảm

bảo đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu sử dụng trong tồn bộ quá trình phát triển kinh tế nĩi chung và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị kinh tế cơ sở nĩi riêng. Thực hiện nội dung này sẽ giúp cơng tác quản lý tránh được sai lầm ngay từ đầu quá trình thực hiện kế hoạch.

- Theo dõi, giám sát hoạt động của cấp dưới để đảm bảo hoạt động của họ được thực hiện đúng hướng; đúng quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ; đúng chính sách và quy định của các cấp quản lý tương ứng. Việc thực hiện nội dung kiểm tra này nhằm hướng tới mục tiêu kịp thời tháo gỡ những trở ngại, vướng mắc gặp phải trong quá trình hoạt động của các chủ thể kinh tế.

- Kiểm tra kết quả của việc thực hiện kế hoạch, so sánh với kế hoạch đã xây dựng để đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu. Mục đích của việc thực hiện nội dung này là giúp các chủ thể quản lý kinh tế rút ra bài học kinh nghiệm áp dụng cho các hoạt động trong tương lai, làm cơ sở thực hiện chức năng điều chỉnh trong quản lý kinh tế.

Chức năng kiểm tra cĩ vai trị hết sức quan trọng trong việc giúp nhà quản lý nắm được tiến độ và chất lượng cơng việc; phát hiện ưu điểm và hạn chế để đưa ra các giải pháp khắc phục phù hợp; cung cấp thơng tin phục vụ thực hiện chức năng ra quyết định quản lý; kịp thời đối phĩ với sự thay đổi của mơi trường để hồn thiện và đổi mới tổ chức. Để đảm nhận tốt những vai trị trên, việc thực hiện chức năng kiểm tra trong quản lý kinh tế phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Hoạt động kiểm tra phải được thực hiện đúng quyền hạn; - Cơng việc kiểm tra phải được tiến hành khách quan, tiết kiệm; - Tiêu chí đánh giá dùng trong q trình kiểm tra phải hợp lý và đảm bảo tính bao quát hệ thống kinh tế;

- Nội dung kiểm tra hướng tới việc tạo động lực để hồn thiện, phát triển tổ chức;

- Kết quả kiểm tra phải được phản ánh chính xác, dễ hiểu và được cung cấp kịp thời, hướng tới các giải pháp điều chỉnh phù hợp.

b) Chức năng điều chỉnh

Cũng như trong quản lý nĩi chung, kế hoạch, quyết định quản lý kinh tế và quá trình thực hiện chúng khơng phải khi nào cũng chính xác và đem lại hiệu quả. Nghiêm trọng hơn là khi cĩ sự bất hợp lý hoặc sai lầm nhưng khơng sớm được điều chỉnh, khắc phục sẽ dẫn đến hậu quả khĩ lường. Vì vậy, điều chỉnh là khơng thể thiếu, nhằm khắc phục ách tắc, trì trệ của hệ thống, khơi thơng mơi trường hoạt động trong nội bộ và đối ngoại, sử dụng các tiềm năng chưa được khai thác, nắm bắt thời cơ và tận dụng lợi ích để thúc đẩy sự phát triển của hệ thống kinh tế. Đây là chức năng luơn gắn liền và phụ thuộc nhiều vào chức năng kiểm tra. Chức năng này bao gồm hai nội dung chính:

- Điều chỉnh, điều tiết và uốn nắn những sai sĩt, sai lầm, sự mâu thuẫn, vi phạm hay rối loạn trong các quá trình hoạt động hoặc phát triển kinh tế (đã phát hiện qua kiểm tra) để các quá trình đĩ đúng hướng và hiệu quả.

- Ra các quyết định bổ sung đối với những vấn đề mới nảy sinh mà bản thân kế hoạch chưa lường hết được.

Để thực hiện tốt chức năng điều chỉnh này, địi hỏi nhà quản lý các cấp phải thực hiện tốt các yêu cầu sau:

+ Theo sát tình hình phát triển kinh tế của các địa phương, ngành kinh tế hoặc tình hình sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở;

+ Cĩ sự nhạy bén và khơng bảo thủ, khơng làm cản trở đến hoạt động kinh tế;

+ Chỉ điều chỉnh nếu thực sự thấy cần thiết (để đảm bảo tính ổn định cho hệ thống phát triển, củng cố lịng tin của các cá nhân và tập thể);

+ Điều chỉnh đúng mức độ, tránh vội vã, nơn nĩng hoặc tùy tiện, thiếu tổ chức;

+ Lựa chọn phương pháp, cơng cụ điều chỉnh phù hợp; + Lường trước hậu quả của việc điều chỉnh.

Bên cạnh tầm quan trọng của chức năng kiểm sốt, ở một khía cạnh hay chừng mực nào đĩ, chức năng này cũng cĩ thể gây tốn kém về thời gian, cơng sức và tiền của. Thậm chí việc kiểm tra, điều chỉnh cĩ thể gây phiền hà, ảnh hưởng đến niềm tin của các bộ phận trong hệ thống kinh tế khi họ cho rằng do thiếu tin tưởng nên mới phải kiểm sốt. Đặc biệt, nếu khơng được triển khai đồng bộ cũng cĩ thể dẫn đến tình trạng phản tác dụng. Chính vì vậy, cơng việc kiểm sốt (gồm kiểm tra và điều chỉnh) phải bao quát tất cả các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế và xuyên suốt từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình tái sản xuất trong phạm vi tồn bộ nền kinh tế cũng như tất cả các bộ phận, các hoạt động quản lý và sản xuất kinh doanh của từng đơn vị kinh tế cơ sở.

Như vậy, cho dù phân loại theo tiêu thức nào, các chức năng của quản lý kinh tế cũng đều cĩ mối quan hệ chặt chẽ thơng qua vai trị tạo tiền đề hoặc tác động tương hỗ lẫn nhau. Trong bốn chức năng trên, mỗi chức năng vừa cĩ cĩ tính độc lập tương đối với bản chất, vai trị, nội dung và yêu cầu thực hiện riêng, vừa cĩ mối quan hệ phụ thuộc vào các chức năng khác, tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Do đĩ, việc bỏ qua hoặc coi nhẹ bất cứ chức năng nào đều ảnh hưởng tiêu cực (thậm chí ở mức nghiêm trọng) tới mức độ thành cơng của quản lý kinh tế. Chính vì vậy trong thực tế quản lý nĩi chung và quản lý kinh tế nĩi riêng, các chức năng này đều được thực hiện một cách đồng thời, đan xen thơng qua các cách thức phối kết hợp nhằm đem lại hiệu lực và hiệu quả quản lý cao nhất.

CÂU HỎI ƠN TẬP VÀ THẢO LUẬN

Câu 1. Trình bày các phân loại chức năng của quản lý kinh tế. Ý

nghĩa nhận thức các cách phân loại này trong nghiên cứu và thực tiễn quản lý kinh tế của nhà nước và của các chủ thể quản lý tại các đơn vị kinh tế cơ sở.

Câu 2. Phân tích bản chất, nội dung của các chức năng: 1) Hoạch

kinh tế và trong quản lý kinh tế tại các đơn vị kinh tế cơ sở. Liên hệ thực tiễn việc vận dụng các chức năng này trong thực tiễn quản lý kinh tế ở Việt Nam hiện nay.

Câu 3. Phân tích yêu cầu đối với việc thực hiện từng chức năng của

quản lý kinh tế và sự cần thiết của việc phối hợp các chức năng này. Ý nghĩa nhận thức những vấn đề này trong thực tiễn quản lý kinh tế ở Việt Nam hiện nay?

TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA CHƯƠNG

1. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đồn Thị Thu Hà, Đỗ Thị Hải Hà (2016)

Giáo trình Quản lý học, NXB. Đại học Kinh tế quốc dân, H.

2. Mai Hữu Khuê, (1998), Cơ sở khoa học của quản lý kinh tế (Tập 2), NXB. THCN và dạy nghề, H.

3. Nguyễn Đức Lợi (2008), Giáo trình Khoa học quản lý, Học viện Tài chính, NXB. Tài chính, H.

4. Nguyễn Văn Sáu (2011), Giáo trình Quản lý kinh tế, Học viện chính trị quốc gia HCM, NXB. Chính trị quốc gia, H.

5. Nguyễn Hồng Sơn, Phan Huy Đường (2013), Giáo trình Khoa học

quản lý, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, H.

6. Đồn Phúc Thanh (chủ biên) (2000), Nguyên lý Quản lý kinh tế,

NXB. Chính trị quốc gia, H.

7. Đỗ Hồng Tồn và Nguyễn Kim Truy (2006), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, NXB Thống kê, H.

Chương 3

NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ KINH TẾ

Nguyên tắc quản lý kinh tế là các quy tắc chỉ đạo, tiêu chuẩn hành vi và quan điểm cơ bản được các chủ thể quản lý nhận thức và vận dụng vào điều kiện cụ thể trong quá trình quản lý kinh tế. Mục tiêu của chương là giới thiệu cho người học hiểu rõ cơ sở hình thành, bản chất của nguyên tắc quản lý kinh tế; nắm vững các cơ sở và nội dung của từng nguyên tắc quản lý; từ đĩ đưa ra yêu cầu vận dụng các nguyên tắc này ở các cấp độ khác nhau trong nền kinh tế.

3.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ KINH TẾ

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 1 (Trang 70 - 75)