Nguyên tắc kết hợp hài hịa các lợi ích kinh tế

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 1 (Trang 86 - 90)

3. VỊ TRÍ CỦA MƠN HỌC

3.2. CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ KINH TẾ CƠ BẢN

3.2.2. Nguyên tắc kết hợp hài hịa các lợi ích kinh tế

Nguyên tắc kết hợp hài hịa các lợi ích kinh tế dựa trên quy luật: động lực thúc đẩy con người và các tổ chức hoạt động hiệu quả luơn xuất phát từ vấn đề lợi ích.

Quản lý kinh tế trước hết là quản lý con người trong khi đĩ con người vốn cĩ những nhu cầu về lợi ích một cách tự nhiên trong đĩ cĩ những lợi ích về vật chất và lợi ích tinh thần. Khi con người cĩ nhu cầu, họ địi hỏi phải cĩ lợi ích để thỏa mãn nhu cầu đĩ, từ đĩ họ tìm cách hoạt động tối ưu để đạt được các lợi ích. Lợi ích là mục tiêu, nhu cầu là động lực khiến con người hành động. Vì thế sẽ khơng cĩ sự nhất trí về mục đích và hành động nếu khơng cĩ sự thống nhất về lợi ích và nhu cầu. Do vậy, một trong những nhiệm vụ và nguyên tắc quan trọng của quản lý là phải chú ý đến lợi ích của con người để khuyến khích việc làm cĩ hiệu quả phát huy tính tích cực lao động của họ, tạo động lực cho sự phát triển.

Biểu hiện của nguyên tắc kết hợp hài hịa các lợi ích kinh tế được thể hiện ở các nội dung sau:

Thứ nhất, phải đảm bảo sự hài hịa giữa các lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội

Trong nền kinh tế nhiều thành phần, cĩ nhiều loại lợi ích cần được thỏa mãn. Tuy nhiên, lợi ích người lao động, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội là ba yếu tố cơ bản nhất của hệ thống lợi ích. Lợi ích người lao động là quyền lợi mà mỗi thành viên trong xã hội được hưởng thụ căn cứ vào

khả năng cống hiến của họ. Lợi ích tập thể là những khoản lợi nhuận và tồn bộ cơ sở vật chất - kỹ thuật được tạo ra bởi sự đĩng gĩp của cả tập thể. Lợi ích xã hội được thể hiện ở các nguồn thu của ngân sách nhà nước và tồn bộ tài sản của nền kinh tế quốc dân. Trong các lợi ích trên, lợi ích cá nhân người lao động là động lực trực tiếp, mạnh mẽ nhất cho sự phát triển xã hội, đồng thời là cơ sở thực hiện lợi ích chung (lợi ích tập thể, lợi ích xã hội). Do đĩ, các quyết định quản lý kinh tế phải quan tâm trước hết đến lợi ích người lao động. Người lao động là lực lượng tạo ra sản phẩm hàng hĩa dịch vụ trực tiếp cho xã hội, hơn nữa lại là nhân tố cĩ khả năng sáng tạo. Bởi vậy, hệ thống phương pháp, cơng cụ, cơ chế, chính sách quản lý kinh tế phải nhằm vào việc đem lại lợi ích, mà quan trọng nhất là lợi ích vật chất cho người lao động. Đĩ là những khoản tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và phúc lợi xã hội mà họ được hưởng thụ. Đồng thời, người lao động ngày càng cĩ nhu cầu cao về học tập, chữa bệnh, đi lại và trưởng thành trong cơng việc. Vì thế mọi chính sách kinh tế luơn luơn được gắn liền với chính sách xã hội nhằm thỏa mãn sự địi hỏi của con người.

Tuy nhiên, nếu chỉ quan tâm đến lợi ích người lao động mà sao nhãng lợi ích tập thể và lợi ích xã hội thì chủ nghĩa cá nhân sẽ phát triển, thậm chí sẽ dẫn đến tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi ở một số người cĩ chức cĩ quyền. Hơn nữa, lợi ích cá nhân khơng thể bền vững và ngày càng được thỏa mãn cao hơn nếu khơng đồng thời chăm lo đến lợi ích tập thể và lợi ích xã hội. Vì thế các quyết định quản lý kinh tế phải cĩ tác dụng huy động sự đĩng gĩp về trí tuệ, sức lực và cơ sở vật chất để xây dựng một tập thể, một doanh nghiệp, cá nhân người lao động cĩ cơ hội để thỏa mãn lợi ích, đồng thời được hưởng thụ các khoản phúc lợi tập thể. Cũng tương tự, một nền kinh tế phồn thịnh là kết quả của sự cống hiến sức lao động của các tập thể và người lao động. Ngược lại, sự phồn thịnh của nền kinh tế là cơ sở để phát triển tồn diện các cá nhân con người và thực hiện quá trình phân phối lại thơng qua hệ thống phúc lợi xã hội.

Lợi ích riêng là cơ sở cho lợi ích chung, ngược lại lợi ích chung là định hướng cho việc thực hiện lợi ích riêng19. Lợi ích cá nhân được thỏa mãn chính đáng thì lợi ích chung mới được tơn trọng và đáp ứng. Vì vậy, kích thích lợi ích cá nhân phải kết hợp hài hịa với lợi ích tập thể và lợi ích tồn xã hội. Nếu xử lý mối quan hệ giữa các lợi ích trên khơng đúng, dẫn đến xung đột giữa các lợi ích làm giảm hiệu quả kinh tế - xã hội. Thiên về lợi ích xã hội, vi phạm lợi ích cá nhân và tập thể người lao động sẽ làm triệt tiêu động lực phát triển. Quá chú trọng lợi ích cá nhân và tập thể nhỏ, vi phạm lợi ích xã hội thì lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể thiếu cơ sở bền vững. Các nhà quản lý kinh tế cần chú ý tạo điều kiện cho các thành viên trong tổ chức thực hiện lợi ích cá nhân nhưng khơng khuyến khích họ thực hiện chúng bằng mọi giá. Đồng thời cần nhận thức một cách rõ ràng rằng các lợi ích được đề cập ở đây là lợi ích hợp pháp, chính đáng và lạnh mạnh, chứ khơng phải là các lợi ích bất hợp pháp, khơng chính đáng và thiếu lành mạnh. Nĩi tĩm lại, các chủ thể quản lý phải tạo ra những “vectơ” lợi ích chung thơng qua cơ chế, chính sách, sao cho các thành viên trong xã hội, các cá nhân trong tập thể đều được hưởng thụ lợi ích20.

Thứ hai, phải coi trọng lợi ích vật chất lẫn lợi ích tinh thần của các tập thể và người lao động

Người lao động và tập thể của họ khơng chỉ cĩ nhu cầu về vật chất mà cịn cĩ nhu cầu về tinh thần. Các hoạt động sản xuất vật chất đều bị chi phối bởi tinh thần và trạng thái tâm - sinh lý của người lao động. Ý đồ sản xuất cái gì, được bao nhiêu, mất gì... đều diễn ra trong đầu mỗi người trước khi bước vào sản xuất và họ sẽ kiểm nghiệm điều đĩ trong thực tiễn. Vì thế, phải tác động vào ý thức con người nhằm tạo dựng mơi trường tâm lý xã hội cần thiết để khích lệ họ hành động vì một mục tiêu nhất định.

19. Bùi Hữu Đức, Phạm Trung Tiến (2013), Khoa học quản lý, NXB. Giáo dục, tr.57. 20. Đồn Phúc Thanh (chủ biên), (2000), Nguyên lý Quản lý kinh tế, NXB. Chính trị

Trong khi lao động cịn là một hoạt động bắt buộc đối với con người thì vấn đề khuyến khích lợi ích vật chất đối với người lao động phải đặt lên vị trí ưu tiên thỏa đáng. Song, khơng phải vì thế mà coi nhẹ hoặc phủ nhận khuyến khích lợi ích tinh thần thơng qua các phương pháp động viên, giáo dục chính trị tư tưởng, thưởng phạt, cất nhắc đề bạt vào các chức vụ quản lý. Do vậy, người quản lý phải chú ý mang lại cho người lao động quyền lợi về chính trị, về quyền tự chủ, quyền được học hành, quyền được hưởng thụ những giá trị văn hĩa tinh thần của xã hội.

Khuyến khích lợi ích tinh thần về thực chất là sự đánh giá của tập thể và xã hội đối với sự cống hiến của mỗi người, là sự khẳng định về thang bậc về giá trị của họ trong cộng đồng. Phải khen, chê đánh giá đúng mực sự cống hiến của mỗi người, mỗi tập thể - đĩ là sự khẳng định danh dự, giá trị của họ trong cộng đồng. Cũng thơng qua các hình thức khuyến khích đĩ, người lao động nhận biết được kết quả và ý nghĩa của cơng việc mình làm. Về thực chất, quản lý kinh tế là quá trình xử lý mối quan hệ giữa người với người trong các hoạt động kinh tế. Chủ thể quản lý phải tác động vào tâm lý người lao động qua đĩ khơi dậy lịng nhiệt tình hăng say và sự sáng tạo của họ. Muốn vậy, phải nắm bắt quy luật tâm lý con người để đề ra nguyên tắc quản lý kinh tế. Tuy nhiên, các cá nhân bao giờ cũng hoạt động trong các cộng đồng nhất định, cho nên ngồi việc nghiên cứu tính cách, nhu cầu, sở trường của từng người cịn phải nhận thức và vận dụng quy luật tâm lý tập thể, tâm lý cộng đồng.

Thứ ba, coi trọng cả lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài

Các nhà quản lý khơng chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà cịn đặc biệt chú ý đến lợi ích mang tính dài hạn. Khơng vì lợi ích trước mắt mà qn đi lợi ích lâu dài nhưng đồng thời cũng khơng vì lợi ích lâu dài mà khơng giải quyết các lợi ích cấp bách trước mắt. Điều này đặt ra yêu cầu đối với các nhà quản lý phải quán triệt quan điểm phát triển bền vững, khơng được chạy theo lợi ích trước mắt mà dẫn đến những hành động nĩng vội, sử dụng thiếu hợp lý, khơng tiết kiệm các yếu tố nguồn lực trong quá trình quản lý.

Thứ tư, kết hợp hài hịa lợi ích của các chủ thể cĩ liên quan đến các hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh

Muốn đạt được các mục tiêu như tăng trưởng kinh tế bền vững, đảm bảo sự phát triển ổn định của các đơn vị kinh doanh, cần cĩ sự kết hợp hài hịa lợi ích của các chủ thể cĩ liên quan đến hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh như: nhà nước - chủ đầu tư - người tiêu dùng, các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội như: sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng... Chỉ khi lợi ích của các chủ thể trong nền kinh tế được đảm bảo, họ mới cĩ động lực để cống hiến hết mình cho sự phát triển của đơn vị và quốc gia.

Nguyên tắc kết hợp hài hịa các lợi ích kinh tế cĩ ý nghĩa trong cả quản lý nhà nước và quản lý trong các tổ chức kinh tế cơ sở. Thực hiện nguyên tắc này địi hỏi phải chống các biểu hiện phiến diện một chiều trong xử lý mối quan hệ giữa các lợi ích, chống dập khuơn máy mĩc mà phải gắn vào tình hình cụ thể của mỗi tổ chức, hệ thống. Trên thực tế, các chính sách, quy định của Nhà nước đưa ra nếu khơng thỏa mãn lợi ích của đại đa số các đơn vị kinh doanh và cá nhân người lao động thì sẽ khĩ cĩ thể thực thi được. Cũng như vậy, một đơn vị kinh tế cơ sở nếu đưa ra các quy định trái với lợi ích của số đơng người lao động sẽ gây phản ứng trái chiều và khĩ đạt được mục đích như mong muốn. Vì thế, khi hoạch định chính sách, các nhà quản lý cần quan tâm đến việc kết hợp cân đối các lợi ích của tập thể và lợi ích cá nhân một cách hợp lý nhất.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 1 (Trang 86 - 90)