Đặc điểm của quản lý kinh tế

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 1 (Trang 38 - 42)

3. VỊ TRÍ CỦA MƠN HỌC

1.2. BẢN CHẤT CỦA QUẢN LÝ KINH TẾ

1.2.2. Đặc điểm của quản lý kinh tế

a) Quản lý kinh tế vừa là khoa học vừa là nghệ thuật

Quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Đặc tính cơ bản này của quản lý xuất phát từ tính quy luật của các quan hệ quản lý trong quá trình hoạt động của hệ thống xã hội, bao gồm các quy luật kinh tế - xã hội, cơng nghệ... cũng như khả năng nhận thức và vận dụng của các chủ thể quản lý trong quá trình quản lý để đạt mục tiêu. Trong quản lý kinh tế, tính khoa học và nghệ thuật này được thể hiện ở những khía cạnh cụ thể sau:

Thứ nhất, về tính khoa học của quản lý kinh tế.

Trong quản lý nĩi chung, tính khoa học yêu cầu chủ thể quản lý phải nắm vững quy luật khách quan liên quan đến quá trình vận động của hệ thống xã hội, nghiên cứu những hình thức biểu hiện cụ thể của các quy luật chứ khơng phải dựa trên kinh nghiệm cá nhân và trực giác của chủ thể quản lý. Những quy luật khách quan này thực chất là hệ thống lý luận về quản lý gắn liền với các khái niệm, nguyên tắc, lý thuyết và kỹ thuật quản lý. Để đạt được hiệu quả quản lý, việc nghiên cứu các quy luật khách quan này cần được chủ thể quản lý thực hiện tồn diện, đồng bộ, tức là khơng chỉ giới hạn ở mặt kinh tế - kỹ thuật mà cịn cả ở khía cạnh xã hội, tâm lý của quá trình đĩ. Ngồi ra, nhà quản lý cần phải biết và vận dụng các phương pháp đo lường định lượng hiện đại, sự đánh giá khách quan, phân tích tốn - thống kê các q trình quản lý cũng như khả năng áp dụng tiến bộ khoa học cơng nghệ trong quản lý.

Với quản lý kinh tế, đây là một khoa học cĩ đối tượng nghiên cứu là các quan hệ kinh tế. Các quan hệ này là một hình thức của quan hệ sản xuất (quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và điều hành, quan hệ phân phối), thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh tế. Đây cĩ thể là quan hệ giữa hệ thống quản lý cấp trung ương và địa phương, giữa hai hệ thống quản lý đồng cấp, giữa nhà lãnh đạo/quản lý với người thực hiện trong các đơn vị kinh tế cơ sở, giữa cá nhân những nhà lãnh đạo đồng cấp… Vì vậy, khi nhìn nhận các quy luật khách quan về sự hình thành và phát triển của các quan hệ quản lý kinh tế này, nhà quản lý cĩ thể vận dụng linh hoạt, tùy thuộc điều kiện phát triển của đất nước, của từng địa phương, từng ngành kinh tế cũng như của từng đơn vị kinh tế cơ sở để đưa ra các quyết định quản lý phù hợp với thực tiễn. Hơn nữa, bản thân hệ thống mục tiêu, nguyên tắc và phương pháp quản lý kinh tế cũng được hình thành trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan, xu hướng biến động bên ngồi (các quan hệ kinh tế quốc tế, xu thế phát triển của thời đại, xu hướng phát triển của khoa học cơng nghệ...), xu

hướng nội tại trong nước (quan điểm, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đảng cầm quyền, pháp luật của nhà nước, thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội đất nước...). Đây chính là cơ sở khoa học giúp nhà quản lý kinh tế các cấp đề ra giải pháp trong quản lý để đạt đến mục tiêu.

Thứ hai, về tính nghệ thuật của quản lý kinh tế

Tính nghệ thuật trong quản lý xuất phát từ sự đa dạng, muơn hình vạn trạng của các sự vật hiện tượng trong xã hội. Thực tế, khơng phải mọi hiện tượng đều mang tính quy luật và ngược lại, khơng phải mọi quy luật cĩ liên quan đến hoạt động của hệ thống xã hội đều cĩ thể được nhận thức thành quy luật. Ngồi ra, tính nghệ thuật của quản lý cịn xuất phát từ bản chất quản lý hệ thống xã hội bởi quản lý suy cho cùng là quản lý con người, với tâm tư tình cảm và nhu cầu đa dạng, khĩ lường10.

Với đối tượng nghiên cứu là các quan hệ quản lý trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh tế, tính nghệ thuật của quản lý kinh tế được thể hiện ở việc xử lý linh hoạt các tình huống phát sinh trong thực tiễn hoạt động kinh tế trên cơ sở các nguyên lý khoa học. Nĩi cách khác, đĩ là cách thức giải quyết các mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý các cấp cũng như phương pháp “đối nhân xử thế” trong các đơn vị kinh tế cơ sở. Tài nghệ thuật quản lý kinh tế phụ thuộc bản thân chủ thể quản lý thơng qua khả năng thiên bẩm cũng như khả năng tiếp nhận, xử lý thơng tin, vận dụng nguyên lý linh hoạt và sáng tạo, đúc kết kinh nghiệm, giao tiếp ứng xử... Kết quả của nghệ thuật quản lý là một quyết định hay một giải pháp được cho là “hợp lý nhất” với một tình huống kinh tế cụ thể. Tính khoa học và nghệ thuật của quản lý cĩ mối quan hệ với nhau. Người ta cho rằng, nếu dung lượng của quản lý kinh tế là 100% thì tính khoa học chiếm từ 90-95%, cịn lại là của nghệ thuật quản lý11.

10. Đồn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2008), Giáo trình Khoa học quản lý - Tập 1, NXB. Khoa học và Kỹ thuật.

b) Quản lý kinh tế là hoạt động dựa vào quyền lực của chủ thể quản lý

Quản lý kinh tế là hoạt động phức tạp song cĩ ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế - xã hội. Thực tiễn cho thấy mọi hoạt động quản lý kinh tế cĩ tốt thì kinh tế - xã hội mới phát triển, ngược lại nếu quản lý tồi, hoặc buơng lỏng trong cơng tác quản lý sẽ dẫn đến những mâu thuẫn, rối loạn trong kinh tế - xã hội, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, trong quản lý kinh tế, để thực hiện chức năng quản lý, các chủ thể quản lý (tổ chức, cá nhân người quản lý) cần phải cĩ quyền lực nhất định. Hay nĩi cách khác, hoạt động quản lý luơn đươc thực hiện gắn liền với việc sử dụng quyền lực của chủ thể quản lý. Quyền lực được trao cho chủ thể quản lý bao gồm: Quyền lực về tổ chức hành chính; Quyền lực về kinh tế; Quyền lực về trí tuệ; Quyền lực về đạo đức. Quyền lực của chủ thể quản lý là yếu tố quan trọng giúp các quyết định quản lý đưa ra được thực thi. Một bộ máy quản lý kinh tế hiệu quả hay một nhà quản lý kinh tế giỏi cần hội đủ bốn yếu tố quyền lực đã nêu.

c) Quản lý kinh tế là hoạt động chủ quan của chủ thể quản lý

Các quyết định quản lý kinh tế được ban hành và tổ chức thực thi bởi những tập thể và cá nhân những người quản lý cụ thể. Tuy nhiên, khả năng và năng lực của các chủ thể tham gia vào tiến trình quản lý là khác nhau nên kết quả đạt được trong quản lý cĩ thể cĩ sự khác biệt. Bởi vậy, hiệu quả của các quyết định quản lý sẽ phụ thuộc vào trình độ, khả năng nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan của chủ thể quản lý vào giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh. Vì vậy, để hoạt động quản lý đạt mục tiêu, nhà quản lý cần phải là những người cĩ bản lĩnh, cĩ tâm, cĩ tầm, cĩ đủ năng lực, trình độ, am hiểu về lĩnh vực quản lý kinh tế.

d) Quản lý kinh tế là khoa học ứng dụng và mang tính liên ngành

Khoa học quản lý kinh tế cĩ nhiệm vụ nghiên cứu xu thế, phát hiện quy luật khách quan và vận dụng chúng để giải quyết các vấn đề phát

sinh từ thực tiễn đời sống kinh tế, tìm ra cách thức quản lý phù hợp nhất để đạt mục tiêu. Điều đĩ cĩ nghĩa là để đạt mục tiêu quản lý thì cơng cụ quản lý và phương pháp tác động của chủ thể quản lý cần đáp ứng yêu cầu về tính phù hợp với đối tượng quản lý và với điều kiện, hồn cảnh. Nĩi cách khác, ngồi việc hình thành các nguyên lý tác động của chủ thể quản lý với đối tượng quản lý, khoa học quản lý kinh tế cịn chỉ rõ cách thức vận dụng các nguyên lý đĩ trong từng nội dung, với từng hình thức và đối tượng quản lý. Ngồi ra, quá trình quản lý kinh tế cũng cĩ thể tăng được tính hiệu quả từ sự đúc kết kinh nghiệm quản lý, nghệ thuật quản lý tiên tiến của nhân loại.

Khoa học quản lý kinh tế mang tính liên ngành bởi khi nghiên cứu các quan hệ trong quản lý kinh tế, chúng ta phải sử dụng kiến thức của nhiều khoa học, nhất là các mơn khoa học về kinh tế - xã hội và khoa học về tổ chức, điều khiển con người. Vì vậy, cần đặt các quan hệ quản lý kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động trong mối quan hệ với các khoa học khác để thấy được cơ sở, bản chất của mâu thuẫn phát sinh và cách thức tác động. Cụ thể: Đặt trong mối quan hệ với kinh tế học chính trị để giúp chủ thể quản lý nhận thức, vận dụng các quy luật kinh tế trong hình thành cơ chế, chính sách cho phát triển kinh tế, trong phát hiện và giải quyết mâu thuẫn phát sinh từ các quan hệ quản lý; Đặt trong mối quan hệ với khoa học về tổ chức - gồm điều khiển học, lý thuyết hệ thống, lý thuyết thơng tin… để cĩ kiến thức về tổ chức, điều khiển, kiểm tra quá trình kinh tế; Sử dụng tri thức về tâm lý học, xã hội học… để xác định và sử dụng các cơng cụ và phương pháp quản lý kinh tế phù hợp. Cĩ như vậy, mục tiêu và hiệu quả của quản lý kinh tế mới cĩ thể đạt được.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 1 (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)