Nguyên tắc thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 1 (Trang 94 - 98)

3. VỊ TRÍ CỦA MƠN HỌC

3.2. CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ KINH TẾ CƠ BẢN

3.2.4. Nguyên tắc thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế

Nguyên tắc thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế xuất phát từ mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị nhằm đảm bảo sự kết hợp hài hịa giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu chính trị - xã hội trong mọi hình thái kinh tế xã hội, đĩ là biểu hiện tập trung giữa các mối quan hệ, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.

Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất và các mối quan hệ người - người mà cốt yếu là quan hệ sở hữu và lợi ích. Chính trị theo nghĩa hẹp

là đường lối xử sự khéo léo để đạt được mục tiêu đề ra. Theo nghĩa rộng chính trị là tổng thể các quan điểm, các phương pháp hoạt động thực tế của các tổ chức chính quyền mà mấu chốt là vấn đề quyền lực. Kinh tế và chính trị luơn cĩ mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Kinh tế tự bản thân nĩ đã là chính trị vì nĩ quyết định quyền thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác trong xã hội. Lợi ích thì quyết định quan điểm, đường lối xử sự. Lợi ích của giai cấp thống trị là xuất phát điểm của các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế; là cơ sở để xây dựng thể chế chính trị, pháp luật, hệ tư tưởng... Do đĩ, khơng cĩ kinh tế thuần túy mà bao giờ nĩ cũng phục vụ cho nhiệm vụ chính trị. Nĩi cách khác, kinh tế là tiền đề vật chất bảo đảm cho sự phát triển của xã hội do đĩ kinh tế quyết định chính trị. Mặt khác, chính trị tác động trở lại đến kinh tế vì đường lối tốt là cơ sở để phát triển tốt về kinh tế, đường lối bế tắc sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế. Chính trị là sự phản ánh xã hội của kinh tế nhưng nĩ khơng phản ánh một cách thụ động thực tế kinh tế, mà nĩ là phương tiện mạnh mẽ tác động và chi phối nền kinh tế. Một khi quyền thống trị về chính trị được xác lập thì nĩ trở thành phương tiện để giai cấp thống trị duy trì và thực hiện những lợi ích căn bản của mình, mà trước hết là các lợi ích kinh tế. Cho nên, xét đến cùng, chính trị là tổng thể các quan điểm, các phương thức hoạt động của các tổ chức chính quyền nhằm khắc phục, điều hịa các mâu thuẫn về lợi ích nhất là lợi ích về kinh tế nảy sinh giữa các giai cấp và tầng lớp trong xã hội.

Nguyên tắc thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế cĩ những nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, phát triển kinh tế là nhiệm vụ chính trị chủ yếu nhất của mọi tổ chức trong hệ thống chính trị - xã hội.

Kinh tế là tổng thể những quan hệ của con người trong quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng của cải vật chất trong những giai đoạn phát triển nhất định của xã hội lồi người. Phát triển kinh tế là để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hĩa dịch vụ thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội; tạo cơ sở vật chất để phát triển các lĩnh vực văn hĩa, xã

hội; củng cố an ninh quốc phịng; tạo niềm tin cho quần chúng nhân dân vào chế độ, đưa đất nước tiến kịp các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Vì thế, kinh tế là cơ sở làm nảy sinh chính trị, phát triển kinh tế là nhiệm vụ chính trị chủ yếu của mọi tổ chức trong hệ thống chính trị - xã hội. Các tổ chức và cá nhân trong hệ thống chính trị - xã hội, mà trước hết là tổ chức Đảng và Nhà nước, phải tập trung vào việc xây dựng đường lối, chính sách phát triển kinh tế, đồng thời động viên quần chúng nhân dân tham gia tích cực và sáng tạo trong các hoạt động kinh tế; vừa phát triển kinh tế vừa phải giữ gìn bảo vệ chủ quyền độc lập đất nước, an ninh an tồn xã hội; vừa đấu tranh chống nạn tham nhũng và tệ quan liêu, vừa đấu tranh chống nguy cơ diễn biến hịa bình của các thế lực thù địch.

Thứ hai, các hoạt động kinh tế đều phải dựa trên quan điểm kinh tế - chính trị - xã hội tồn diện

Nguồn gốc sâu xa của chính trị là do lợi ích kinh tế của con người quyết định. Song chính trị khơng phụ thuộc vào kinh tế một cách thụ động, trái lại nĩ cịn tác động trở lại các quá trình kinh tế khách quan, tác động của chủ thể chính trị, tác động của cơ cấu tổ chức, phương thức tổ chức quản lý con người đối với đơn vị kinh tế. Trên thực tế, khơng cĩ đường lối chính trị đúng thì khơng một giai cấp thống trị nào cĩ thể giữ vững được sự thống nhất chính trị và do đĩ, cũng khơng cĩ khả năng lãnh đạo kinh tế. Như vậy, chính trị đĩng vai trị lãnh đạo, định hướng và tạo mơi trường chính trị - xã hội ổn định, đáp ứng những điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế. Tĩm lại, thực chất sự tác động của chính trị đối với kinh tế là tạo mơi trường xã hội ổn định, giải phĩng sức sản xuất, tạo động lực để phát triển kinh tế, định hướng phát triển kinh tế quốc gia. Để phát triển xã hội, địi hỏi phải ưu tiên chính trị, đổi mới, hồn thiện, dân chủ hố chính trị, tạo tiền đề cho kinh tế phát triển; trên cơ sở thực tiễn, vận dụng sáng tạo các quy luật kinh tế để đề ra đường lối giai cấp đúng đắn và nghệ thuật lãnh đạo cho phù hợp; bảo đảm mục tiêu, phương pháp hoạt động kinh tế phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị và phục vụ cho nhiệm vụ đĩ, tránh quan điểm đơn thuần trong quản lý kinh tế.

Thứ ba, sự thống nhất lãnh đạo thể hiện cả về chính trị và kinh tế, khơng tách rời hoặc đối lập nhau.

Trong thực tiễn, sự thống nhất về chính trị và kinh tế biểu hiện ở mức độ cao thấp rất khác nhau, nhưng xu hướng chung là những bất đồng về chính trị đều gây nên những trở ngại thậm chí thất bại trong các đàm phán, hợp tác về phát triển kinh tế. Ở đâu và nơi nào cĩ sự thống nhất cao giữa chính trị và kinh tế thì ở đĩ kinh tế được phát triển theo chiều hướng tốt, đạt hiệu quả cao hơn và ngược lại. Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập kinh tế đa dạng, nhiều chiều, những yếu tố chính trị càng thể hiện nhiều hơn, sâu hơn trong các lĩnh vực kinh tế thay thế cho cách thức giải quyết vấn đề kinh tế thuần túy do thị trường chi phối, quyết định như trước đây.

Quan hệ chính trị với kinh tế là quan hệ cơ bản, cĩ ý nghĩa quyết định, chi phối trong các mối quan hệ xã hội. Vì vậy, địi hỏi trong xử lý những vấn đề cụ thể phải chủ động, sáng tạo, tránh tuyệt đối hố hoặc đồng nhất chính trị với kinh tế. Tuyệt đối hố kinh tế sẽ dẫn đến tình trạng phát triển kinh tế tự phát, vơ chính phủ, tập trung tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá, hy sinh các mặt khác. Tuyệt đối hố chính trị trong phát triển kinh tế sẽ làm cho nền kinh tế bị can thiệp, áp đặt một cách duy ý chí, khơng theo quy luật khách quan. Đồng nhất chính trị với kinh tế sẽ làm cho chính trị trở nên cứng nhắc, giáo điều. Do vậy, trong lãnh đạo cần cĩ sự thống nhất khơng tách rời hoặc đối lập cả về chính trị và kinh tế.

Nguyên tắc thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế chủ yếu được sử dụng trong quản lý nhà nước về kinh tế. Để thực hiện được nguyên tắc trên, cần nâng cao năng lực chuyên mơn về kinh tế và tố chất chính trị của cán bộ lãnh đạo, quản lý; hệ thống chính sách, pháp luật phải thống nhất, ổn định và nhất quán; các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, chương trình dự án phải rõ ràng, cơng khai, minh bạch; nhà nước phải thống nhất hướng dẫn thực thi chính sách, pháp luật, quy hoạch và cĩ giải pháp ngăn chặn, xử lý chủ thể kinh doanh, cán bộ quản lý vi phạm theo các chế tài của quy định pháp luật...

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 1 (Trang 94 - 98)