CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 1 (Trang 64 - 69)

3. VỊ TRÍ CỦA MƠN HỌC

2.4. CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO

2.4.1. Bản chất của chức năng lãnh đạo

Mục tiêu của quản lý kinh tế sẽ khơng được thực hiện nếu chỉ dừng lại ở việc dự báo các quy trình, hiện tượng kinh tế cĩ thể xảy ra trong tương lai, lập kế hoạch phát triển kinh tế hay kinh doanh, hình thành cơ cấu tổ chức và mối quan hệ giữa chúng mà khơng đưa các yếu tố này vào vận hành trong thực tiễn. Vì vậy, cơng việc cần thiết phải thực hiện tiếp theo là thơng qua các cách thức, nghệ thuật khác nhau để điều hành cơ cấu tổ chức nhằm hiện thực hĩa chức năng hoạch định của quản lý kinh tế. Đĩ chính là các cơng việc thực hiện chức năng lãnh đạo. Lãnh

đối tượng quản lý (tập thể và người lao động). Nĩ bao gồm các hoạt động chỉ huy, phối hợp, liên kết các bộ phận và chủ thể sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế cũng như nội bộ một đơn vị kinh tế cơ sơ để thực hiện kế hoạch đã xây dựng.

Như vậy, chức năng lãnh đạo trong quản lý kinh tế là quá trình ra quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định quản lý kinh tế. Đĩ là quá trình chủ thể quản lý sử dụng quyền lực quản lý tác động lên hành vi của các đối tượng quản lý một cách cĩ chủ đích để họ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu đạt được các mục tiêu đã đề ra của hệ thống. Chức năng này cĩ vai trị phối hợp, liên kết các chức năng khác của quản lý kinh tế.

Trong quản lý nĩi chung, dù chức năng hoạch định và tổ chức được thực hiện tốt đến đâu nhưng khơng thực hiện tốt chức năng lãnh đạo sẽ khơng thể chuyển biến được sự vật hiện tượng theo đúng định hướng. Trong quản lý kinh tế cũng vậy, cho dù xây dựng kế hoạch phát triển và tổ chức tốt bộ máy quản lý nhưng khơng cĩ sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, cĩ hiệu quả thì hệ thống tổ chức đĩ cũng sẽ khơng thể đạt được mục tiêu như mong muốn.

2.4.2. Nội dung của chức năng lãnh đạo

Trong quản lý kinh tế, để thực hiện chức năng lãnh đạo, chủ thể quản lý thực hiện hai nhiệm vụ chính là ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định đĩ.

a) Chức năng ra quyết định

Nếu xét về mối quan hệ trong hệ thống quản lý nĩi chung cũng như quản lý kinh tế nĩi riêng thì chủ thể quản lý là người điều khiển và đối tượng quản lý là người chịu sự điều khiển đĩ. Muốn quản lý phải điều khiển và để điều khiển phải ra quyết định. Tùy theo mức độ đơn giản hay phức tạp của vấn đề quyết định mà số lượng và trình tự các bước trong quá trình ra quyết định cũng cĩ thể khác nhau. Tuy nhiên, thơng thường chức năng này được thực hiện thơng qua 3 bước chính gồm:

1) Phát hiện vấn đề; 2) Chuẩn bị quyết định; 3) Ra quyết định.

Nội dung ra quyết định về cơ bản sẽ tập trung vào việc trả lời những câu hỏi sau:

1) Các hoạt động kinh tế phải tiến hành?

2) Chủ thể thực hiện hoạt động kinh tế và nhiệm vụ, quyền hạn của họ?

3) Phương pháp, phương tiện, thời gian, địa điểm tiến hành các hoạt động kinh tế?

4) Triển vọng và hậu quả cĩ thể cĩ của quyết định quản lý?

5) Phương án xử lý các trường hợp cản phá, chống đối quyết định? Trong quá trình thực hiện các bước với các nội dung quyết định trên, nhà nước đưa ra những quy định chung mang tính pháp lý cho các chủ thể kinh tế thi hành dựa trên cơ sở pháp luật với phạm vi tác động mang tính vĩ mơ, cĩ ảnh hưởng đến tồn bộ hệ thống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, quyết định quản lý của các đơn vị kinh tế cơ sở lại mang tính vi mơ, bao gồm quyết định về các yếu tố: nguồn lực, kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh, vấn đề tiêu thụ đầu ra... Những yếu tố này sẽ gĩp phần quyết định kết quả và hiệu quả hoạt động của bản thân đơn vị.

Mặc dù cĩ sự khác nhau giữa quản lý nhà nước và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở nhưng đối với cả hai phạm vi này, ra quyết định quản lý đều là cơng việc thường xuyên, hàng ngày của nhà quản lý. Chức năng này cĩ vai trị quyết định đến sự tồn tại, phát triển của hệ thống kinh tế tương ứng bởi nếu quyết định đúng sẽ đem lại hiệu quả, niềm tin cho đối tượng quản lý cũng như sự ổn định và phát triển của hệ thống. Nĩi một cách cụ thể hơn: nếu ra quyết định đúng, đảm bảo yêu cầu sẽ tạo ra tầm nhìn chiến lược, giúp nhà quản lý kinh tế trả lời chính xác nên đầu tư vào những lĩnh vực nào, sản xuất/kinh doanh sản phẩm gì và đâu là thị trường cần nhắm tới.

Bên cạnh đĩ cũng sẽ giảm những bất trắc và hạn chế các hoạt động trùng lắp, gây lãng phí cho các chủ thể kinh tế do thiếu sự tính tốn, chuẩn bị từ trước. Ngược lại, nếu ra quyết định sai sẽ gây tổn thất, giảm sút hoặc mất niềm tin của đối tượng quản lý, kìm hãm sự phát triển của hệ thống kinh tế đĩ.

Việc ra quyết định luơn gắn liền với quyền hạn và trách nhiệm của các cấp quản lý và được thực hiện trực tiếp hoặc thơng qua ủy quyền. Trường hợp trực tiếp ra quyết định là người lãnh đạo căn cứ vào quyền hạn của mình để tự đưa ra các quyết định quản lý và chịu trách nhiệm về quyết định đĩ. Trường hợp ủy quyền là việc người lãnh đạo cấp trên cho phép cán bộ cấp dưới ra quyết định về những vấn đề kinh tế thuộc quyền hạn quản lý của mình trong khi lãnh đạo cấp trên vẫn phải chịu trách nhiệm về các quyết định đĩ. Lãnh đạo cấp trên cĩ thể ủy quyền theo một trong hai hình thức: ủy quyền chính thức (thể hiện rõ ràng trong sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý) và ủy quyền khơng chính thức (thơng qua sự tín nhiệm cá nhân, người lãnh đạo tổ chức ký quyết định cho cấp dưới về quyền hạn và trách nhiệm nào đĩ). Hiện nay, trường hợp ủy quyền đang trở nên ngày càng phổ biến bởi nĩ được coi là một cơng cụ sắc bén của quản lý và là phong cách lãnh đạo dân chủ.

Để thực hiện tốt chức năng ra quyết định, các yêu cầu sau nhất thiết phải được đảm bảo:

- Nhà quản lý phải cĩ quyền uy, phát huy được quyền lực quản lý của mình. Tức là phải tận dụng được mức độ, phạm vi chi phối và khống chế cho phép của cán bộ quản lý và lãnh đạo đối với cấp dưới;

- Tránh được tình trạng quyền lực quản lý giả tạo hoặc khơng tương xứng với trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý;

- Tránh được tình trạng quyền lực khơng gắn với lợi ích tương ứng của từng cấp quản lý.

b) Chức năng tổ chức thực hiện quyết định

Mỗi cấp trong hệ thống quản lý kinh tế cĩ quyền lực khác nhau và đĩng gĩp vai trị khác nhau song họ đều hướng tới thực hiện các quyết định quản lý một cách tốt nhất thơng qua việc tổ chức, tập hợp, rèn

luyện và lơi cuốn mọi người trong hệ thống kinh tế liên kết chặt chẽ nhằm tạo sức mạnh và thực hiện thành cơng hoạch định của hệ thống. Tùy vào mức độ phức tạp của quyết định quản lý mà việc tổ chức thực hiện sẽ trải qua số lượng và trình tự cơng việc tương ứng nhưng nhìn chung, chức năng này thường được thực hiện theo trình tự:

- Truyền đạt quyết định.

- Lập kế hoạch và bố trí nguồn lực thực hiện quyết định.

- Kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh và tổng kết việc thực hiện quyết định quản lý kinh tế.

Nội dung chức năng tổ chức thực hiện quyết định cĩ biểu hiện khơng giống nhau giữa quản lý nhà nước về kinh tế và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở. Cụ thể:

- Trong quản lý nhà nước về kinh tế, nhà nước tập trung vào các nội dung:

+ Phối hợp, liên kết các bộ phận cấu thành của nền kinh tế nhằm tạo ra hoạt động ăn khớp, nhịp nhàng giữa các bộ phận đĩ.

+ Hướng dẫn các cơ quan quản lý và những người dưới quyền thực hiện các quyết định quản lý kinh tế, đồng thời dẫn dắt các chủ thể kinh tế khai thác, thâm nhập thị trường và các lĩnh vực sản xuất kinh doanh mới.

+ Tạo ra động lực để khuyến khích các cấp, các ngành phát huy khả năng sáng tạo để tăng năng suất lao động, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh tế.

- Ở các đơn vị kinh tế cơ sở, chức năng quản lý này bao gồm: + Phối hợp, liên kết các bộ phận của đơn vị.

+ Phân cơng cơng việc, bố trí lao động vào các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và thực hiện cơ chế liên kết và phối hợp hiệu quả hành động của người lao động trong đơn vị.

+ Kết hợp các yếu tố tài chính, lao động, kỹ thuật, cơng nghệ, nguyên vật liệu... để tiến hành sản xuất kinh doanh với hiệu quả cao nhất.

Để thực hiện tốt những nội dung trên, bên cạnh quyền uy, nhà quản lý phải thực hiện tốt các yêu cầu sau:

- Mạnh dạn phân cấp cho người dưới quyền trên cơ sở phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi của mỗi cấp hoặc mỗi cá nhân.

- Thơng đạt một cách chính xác quyết định quản lý về nội dung, mục tiêu, yêu cầu và các định mức cần thiết trong quyết định;

- Kết hợp các phương pháp hành chính, kinh tế và giáo dục, động viên trong quá trình điều khiển thực hiện quyết định. Đặc biệt, đối với các hoạt động điều khiển mang tính tác nghiệp thì ngồi những kiến thức kinh tế, năng lực tổ chức và điều hành, nhà quản lý phải cĩ tác phong linh hoạt, nhạy bén trong việc phán đốn và xử lý tình huống để kịp thời đối phĩ với mọi tác động từ mơi trường bên ngồi làm cản trở sự phát triển của đơn vị kinh tế cơ sở.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 1 (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)