Cơ sở hình thành các nguyên tắc quản lý kinh tế

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 1 (Trang 78 - 81)

3. VỊ TRÍ CỦA MƠN HỌC

3.1.3. Cơ sở hình thành các nguyên tắc quản lý kinh tế

Nguyên tắc quản lý kinh tế được xem là những chuẩn mực, những quy định mang tính bắt buộc, chi phối mọi hành động của các chủ thể quản lý. Những quy tắc này được hình thành dựa trên các cơ sở như: Các quy luật khách quan, căn cứ thực tiễn và các mục tiêu quản lý...

a) Các quy luật khách quan

Quy luật là mối liên hệ bản chất, phổ biến và bền vững, được lặp đi lặp lại của các sự vật và hiện tượng trong những điều kiện nhất định16.

Quy luật chỉ ra xu hướng vận động tất yếu của hiện thực, vì vậy nguyên tắc quản lý phải đảm bảo phù hợp với quy luật. Chỉ trên cơ sở tuân thủ yêu cầu của các quy luật khách quan thì nguyên tắc quản lý mới chứa đựng nội dung khoa học, đảm bảo cho việc thực hiện nguyên tắc cĩ hiệu quả.

Trong quản lý kinh tế địi hỏi phải nhận thức đầy đủ các quy luật và vận dụng chúng vào việc đề ra các nguyên tắc quản lý kinh tế. Quy luật được biểu hiện ở mối quan hệ giữa cấp quản lý và khâu quản lý, giữa quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân và tập thể trong mỗi tổ chức kinh tế cơ sở, mỗi ngành, địa phương, vùng kinh tế và trên phạm vi nền

16. Đồn Phúc Thanh (chủ biên), (2000), Nguyên lý Quản lý kinh tế, NXB. Chính trị

kinh tế quốc dân. Các quy luật khách quan tác động trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế, bao gồm các quy luật phổ biến, quy luật chung và quy luật đặc thù. Ví dụ như: Quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất; quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc hạ tầng; quy luật phân phối theo lao động; các quy luật của kinh tế hàng hĩa như quy luật giá trị, cung - cầu, cạnh tranh...

b) Căn cứ thực tiễn

Nhận thức các quy luật mới chỉ là bước thứ nhất của quá trình thiết lập các nguyên tắc quản lý kinh tế. Bước quan trọng thứ hai đĩ là phải nghiên cứu và nắm bắt thực tiễn để hình thành cơ sở xây dựng các nguyên tắc quản lý kinh tế. Những căn cứ thực tiễn đĩ là: các điều kiện kinh tế - xã hội, yếu tố văn hĩa, các bài học kinh nghiệm...

Điều kiện kinh tế - xã hội là căn cứ thực tiễn quan trọng đầu tiên của các nguyên tắc quản lý kinh tế. Cụ thể khi đề ra nguyên tắc phải dựa trên các điều kiện kinh tế - xã hội bao gồm: tiềm lực về tài nguyên thiên nhiên, lao động, tiền vốn, khoa học - cơng nghệ; khả năng khai thác các nguồn lực để phát triển kinh tế; năng lực điều hành của đội ngũ các nhà quản lý... đối với nền kinh tế quốc dân nĩi chung cũng như các đơn vị kinh tế cơ sở nĩi riêng. Khi hoạch định chính sách quản lý nếu khơng chú trọng đến những yếu tố này cĩ thể gây ra những sai lầm lệch lạc, dẫn đến các chính sách khơng đạt được tính khả thi.

Để hình thành ngun tắc quản lý kinh tế cịn cần chú ý đến yếu tố văn hĩa. Đĩ là sự thống nhất biện chứng giữa tri thức, niềm tin và sự sáng tạo của tập thể và người lao động trong quá trình hoạt động kinh tế. Văn hĩa biểu hiện tính đặc thù về truyền thống, đạo đức, phong tục, tập quán. Mỗi quốc gia, mỗi địa phương, mỗi tổ chức kinh tế cơ sở đều cĩ những đặc điểm văn hĩa riêng biệt. Do vậy các nhà quản lý trong quá trình hoạch định các chính sách cần cĩ sự điều chỉnh cho phù hợp với các yếu tố văn hĩa và đặc điểm kinh tế của từng quốc gia, từng địa phương và từng đơn vị kinh tế cơ sở.

Bên cạnh đĩ, kinh nghiệm về phát triển kinh tế cũng là một căn cứ thực tiễn quan trọng để thiết lập nguyên tắc quản lý kinh tế. Đĩ là những bài học về khai thác các nguồn lực cĩ hạn để tăng trưởng kinh tế, về mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, về kết hợp các yếu tố truyền thống và hiện đại, về mối quan hệ giữa quản lý tập trung thống nhất và bảo đảm quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của cơ sở. Đặc biệt là kinh nghiệm quản lý nhà nước về kinh tế và quản lý sản xuất kinh doanh của các quốc gia tiên tiến, kinh nghiệm quản lý của các doanh nghiệp thành đạt trên thế giới... Tuy nhiên, do mỗi quốc gia, mỗi đơn vị tổ chức cơ sở đều cĩ những đặc thù khác biệt nên các nhà quản lý kinh tế khi áp dụng các kinh nghiệm quản lý phải cĩ sự am hiểu tình hình cụ thể của quốc gia mình, của đơn vị mình để cĩ sự điều chỉnh cho phù hợp.

c) Mục tiêu quản lý

Ngồi hệ thống quy luật và cơ sở thực tiễn, để hình thành các nguyên tắc quản lý kinh tế cịn phải dựa vào các mục tiêu quản lý kinh tế. Mục tiêu là điểm khởi đầu của quản lý và là cái đích phải đạt tới17.

Nguyên tắc quản lý kinh tế đặt ra nhằm để thể hiện mục tiêu, do đĩ mục tiêu là cơ sở để đề ra nguyên tắc quản lý. Mục tiêu cơ bản nhất trong quản lý kinh tế là huy động tối đa mọi nguồn lực để đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình hoạt động của tổ chức, phục vụ lợi ích của các thành viên trong tổ chức, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các tổ chức. Quá trình quản lý kinh tế cần dựa trên mục tiêu trên để đề ra các quyết định quản lý.

Mục tiêu cịn tạo ra sự hỗ trợ và định hướng đối với tiến trình quản lý, là cơ sở để đo lường mức độ hồn thành cơng việc. Một hệ thống khơng cĩ mục tiêu hoạt động thì quá trình quản lý của nĩ cũng như một chuyến đi khơng cĩ đích đến. Căn cứ vào mục tiêu để quản lý và quản lý vì mục tiêu, khi mục tiêu thay đổi thì nguyên tắc cũng phải thay đổi cho phù hợp. Vì vậy, mặc dù nguyên tắc quản lý cĩ tính chất tương đối ổn định nhưng khơng đồng nghĩa với việc khơng thể thay đổi hay cứng nhắc, máy mĩc trong quá trình triển khai thực hiện.

Ngồi ra, cĩ nhiều nguyên tắc quản lý gắn với nhiều cấp độ, lĩnh vực quản lý khác nhau. Cho nên về cơ bản, để cĩ thể thực hiện được các nguyên tắc quản lý phải đảm bảo sự thống nhất với nhau. Nếu các nguyên tắc quản lý cĩ mâu thuẫn thì chúng cĩ thể gây khĩ khăn và sự kém hiệu quả trong quản lý. Do vậy, đảm bảo tính hệ thống và nhất quán là yêu cầu và cũng là cơ sở để xây dựng các nguyên tắc quản lý kinh tế.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 1 (Trang 78 - 81)