Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 1 (Trang 90 - 94)

3. VỊ TRÍ CỦA MƠN HỌC

3.2. CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ KINH TẾ CƠ BẢN

3.2.3. Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả

Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả dựa trên quy luật là bất cứ một hoạt động kinh tế nào muốn tồn tại và phát triển đều phải thực hành tiết kiệm và đảm bảo sản xuất cĩ hiệu quả, nhất là trong điều kiện các yếu tố của sản xuất ngày càng khan hiếm và nhu cầu của con người lại tăng lên khơng ngừng.

Tiết kiệm khơng đồng nghĩa với hạn chế đầu tư và chi tiêu. Vấn đề là ở chỗ đầu tư và chi tiêu hợp lý, trên cơ sở khả năng và điều kiện cho

phép, mục tiêu là với một nguồn tài nguyên, một điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, một lực lượng lao động hiện cĩ, cĩ thể sản xuất được một số lượng của cải vật chất và tinh thần nhiều nhất, tức là đạt hiệu quả cao. Trong nhiều trường hợp, cần phải kích thích tiêu dùng để khắc phục tình trạng thiểu phát, thúc đẩy sản xuất phát triển. Tiết kiệm cũng khơng chỉ là chi ít tiền mà là chi tiêu và sử dụng đồng tiền một cách hợp lý, sao cho cĩ thể sản xuất ra được nhiều sản phẩm hàng hĩa cĩ chất lượng cao, giá thành hạ, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Khi cần thiết, phải tăng chi phí bằng cách đầu tư nhằm tạo việc làm và tăng khối lượng hàng hĩa dịch vụ cho xã hội.

Hiệu quả được xác định bằng kết quả so với chi phí. Từ đĩ muốn tăng hiệu quả phải bằng tăng kết quả và giảm chi phí. Tăng kết quả bằng cách tăng năng suất lao động. Giảm chi phí bằng cách tiết kiệm các yếu tố đầu vào và tiết kiệm thời gian. Cũng cĩ thể tăng hiệu quả bằng cách tăng chi phí để tăng kết quả với tốc độ nhanh và quy mơ lớn hơn. Như vậy giữa tiết kiệm và hiệu quả cĩ mối quan hệ hữu cơ với nhau. Hiệu quả chính là tiết kiệm theo nghĩa rộng và đầy đủ nhất. Nĩi đến tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng là nĩi đến hiệu quả trong các lĩnh vực đĩ chứ khơng phải là chi nhiều hay chi ít, tiêu nhiều hay tiêu ít.

Nội dung cụ thể của nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả được biểu hiện như sau:

Thứ nhất, đầu tư cĩ trọng điểm, tránh dàn trải

Trong điều kiện các nguồn lực hạn chế, cần nghiên cứu lĩnh vực đầu tư mang tính ưu tiên, đầu tư kỹ thuật mới phải đi kèm với điều kiện cơ sở hạ tầng phù hợp và đào tạo nguồn nhân lực cĩ trình độ tương ứng. Tránh đầu tư chạy theo tình thế (thị trường cần gì tất cả cùng đổ xơ vào đầu tư), đầu tư dàn trải (cái gì cũng cĩ, địa phương nào cũng cĩ, kết quả cái gì cũng cĩ nhưng hiệu quả mang lại rất hạn chế), đầu tư thiếu căn bản, lâu dài (quá tập trung vào dịch vụ, gia cơng mà ít chú trọng tới những ngành nền tảng, như sản xuất thiết bị, động cơ, máy mĩc...) mà cần coi trọng tính hệ thống và đồng bộ, nhất là đầu tư xây dựng cơ bản.

Thứ hai, tiết kiệm đối với tài nguyên thiên nhiên

Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên bằng các biện pháp bảo vệ và sử dụng cĩ hiệu quả cao nhất các nguồn tài nguyên thiên nhiên; cĩ kế hoạch khai thác, sử dụng hợp lý, tránh lãng phí, xĩa bỏ tư tưởng coi tài nguyên thiên nhiên là vơ tận, đảm bảo cho phát triển trước mắt và lâu dài theo quan điểm phát triển bền vững. Cần giữ mức khai thác tài nguyên trong phạm vi cĩ thể tái sinh, tái tạo được đối với các nguồn tài nguyên phục hồi; xác định rõ mức khai thác sản lượng bền vững (mức khai thác vừa đủ để các nguồn tài nguyên cĩ khả năng tái sinh được) và khơng được phép khai thác quá sản lượng bền vững này. Đồng thời, phải quản lý tốt các nguồn tài nguyên khơng phục hồi, sử dụng những kỹ thuật tiên tiến để giảm hao phí tài nguyên, cĩ phương pháp tái sinh thích hợp để quay vịng sử dụng các nguồn tài nguyên khơng phục hồi một cách cĩ hiệu quả nhất.

Thứ ba, giảm chi phí một cách hợp lý

Phân loại đúng các chi phí để cắt giảm cho hợp lý và hiệu quả. Việc cắt giảm chi phí một cách hợp lý cần cĩ một tầm nhìn tổng thể, tránh cắt giảm một cách tiêu cực; tăng chi phí tốt, giảm chi phí xấu; cắt giảm đúng trọng tâm và cĩ tầm nhìn về tương lai. Đối với các tổ chức sản xuất, cần giảm chi phí vật tư trên cơ sở áp dụng kỹ thuật mới và quy trình sản xuất tiên tiến; cải tiến kết cấu sản phẩm, giảm trọng lượng; nâng cao chất lượng sản phẩm; sử dụng vật liệu thay thế, sử dụng vật tư nhiều lần, giảm tổn thất phế liệu...

Thứ tư, tổ chức lao động khoa học đối với lao động

Tổ chức lao động khoa học đối với tất cả các loại lao động, kể cả lao động quản lý trên cơ sở nâng cao trình độ nghề nghiệp của người lao động, cải tiến bộ máy quản lý theo hướng gọn nhẹ, linh hoạt… qua đĩ sử dụng thời gian làm việc tiết kiệm và hợp lý nhất, tối đa hĩa hiệu suất cơng việc. Các nhà quản lý cần sử dụng tổng thể các biện pháp tổ chức, kỹ thuật, kinh tế, an tồn, vệ sinh và tâm sinh lý dựa trên cơ sở những thành tựu khoa học và kỹ thuật, những kinh nghiệm tiên tiến nhằm sử

dụng lao động hợp lý, cĩ hiệu quả, kích thích được tính tự giác, chủ động sáng tạo của người lao động, nâng cao năng suất lao động, sử dụng cĩ hiệu quả mọi nguồn tài nguyên, tiết kiệm tối đa sức khỏe của người lao động. Các phương hướng chủ yếu để hồn thiện tổ chức lao động khoa học là: Cải thiện điều kiện lao động (tăng mức đầu tư thiết bị cho mỗi chỗ làm việc, bảo đảm an tồn, áp dụng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý); phân cơng lao động hợp lý; áp dụng phương thức và phương pháp lao động tiên tiến, nghiên cứu và phổ biến các kinh nghiệm tốt; nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất; áp dụng các định mức kinh tế kỹ thuật khoa học, cĩ chế độ lương bổng và khuyến khích khen thưởng hợp lý.

Trên thực tế, hoạt động quản lý kinh tế chỉ cần thiết và cĩ ý nghĩa khi chủ thể quản lý biết lấy vấn đề tiết kiệm và hiệu quả làm nguyên tắc hoạt động của mình. Nguyên tắc này địi hỏi nhà quản lý phải đưa ra các quyết định quản lý sao cho với một lượng chi phí nhất định cĩ thể tạo ra nhiều giá trị sử dụng, lợi ích nhất để phục vụ cho con người và tổ chức. Nĩi cách khác, phải quản lý sao cho với một đơn vị giá trị sử dụng hay một đơn vị lợi ích cĩ được, chỉ cần một lượng chi phí bỏ ra ngày càng ít đi. Về mặt giá trị, các tổ chức kinh tế cơ sở phải được tổ chức quản lý sao cho mức lãi thu được trên một đồng chi phí bỏ ra ngày càng tăng lên; hoặc để tạo ra một đồng lãi cần một lượng vốn nhất định. Đĩ là địi hỏi của nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả. Nĩi tĩm lại hoạt động quản lý chỉ cần thiết và cĩ ý nghĩa khi chủ thể quản lý biết lấy vấn đề tiết kiệm và hiệu quả làm nguyên tắc hoạt động của mình.

Trong phạm vi quản lý nhà nước, để thực hiện nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả, cần lưu ý những điểm sau: Thứ nhất, cần cĩ đường lối,

chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn, phù hợp với địi hỏi của các quy luật khách quan. Xây dựng và thực hiện các quy hoạch và kế hoạch chuẩn xác để khai thác một cách cĩ hiệu quả nhất các nguồn lực của đất nước. Thứ hai, cần thực hiện đầy đủ chế độ hạch tốn kinh tế. Lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và cơng nghệ. Thứ ba, cần tiến hành cơng

nghiệp hĩa và hiện đại hĩa đất nước lấy con người là nguồn lực chủ yếu, khoa học, kỹ thuật là động lực cơ bản của sự nghiệp này. Kết hợp với việc đổi mới các chính sách và địn bẩy kinh tế nhằm khuyến khích sử dụng cĩ hiệu quả, tiết kiệm các nguồn lực của đất nước. Thứ tư, cần kiểm tra, kiểm sốt chặt chẽ việc sử dụng cơng quỹ trong các cơ quan, cơ sở kinh tế nhà nước. Thực hành chế độ tiết kiệm, chống tham nhũng, xử lý nghiêm chỉnh những hành vi làm lãng phí, thất thốt tài sản.

Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả khơng chỉ được sử dụng và coi trọng trong quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế mà cũng là nguyên tắc quan trọng, quyết định sự sống cịn đối với các đơn vị kinh tế cơ sở. Để thực hiện được nguyên tắc này, các tổ chức kinh tế cơ sở cần chú ý những vấn đề sau: Thứ nhất, sử dụng cơng nghệ trong kinh doanh, thường xuyên đổi mới kỹ thuật, cơng nghệ trong quá trình sản xuất, ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học - kỹ thuật và sản xuất. Thứ

hai, cải tiến kết cấu sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phầm, sử dụng

vật liệu thay thế, sử dụng vật tư nhiều lần, giảm tổn thất phế liệu... Thứ ba, khơng ngừng hồn thiện trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức lao động để nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm thời gian, chi phí lao động vật tư, chi phí quản lý, hạn chế tối đa các tổn thất và thiệt hại khơng đáng cĩ trong quá trình sản xuất; khai thác triệt để cơng suất máy mĩc trang thiết bị nhằm khấu hao nhanh, hạn chế hao mịn hữu hình và hao mịn vơ hình.

Thứ tư, khơng ngừng đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý ở nội bộ đơn vị theo

hướng tinh giản, thật sự vì nhu cầu cơng việc và hiệu quả cao...

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế: Phần 1 (Trang 90 - 94)