Kiểm tốn và thẩm định giá là hai cơng việc chuyên môn khác nhau, là hai loại dịch vụ tài chính được cung cấp bởi các tổ chức chuyên nghiệp, tuy vậy giữa chúng có mối quan hệ với nhau.
* Sự giống nhau
- Cả hai loại ý kiến đều được cung cấp bởi các tổ chức chuyên nghiệp, độc lập được quy định ở mỗi nước. Các tổ chức này thường có mối liên hệ mang tính quốc tế.
- Cả hai phương pháp luận đều được thừa nhận trên trường quốc tế. - Cả hai đều là công cụ quyết định để sử dụng trong quản lý và các mục đích khác.
- Cả hai chấp nhận một số cách tiếp cận chung như: Sự phê chuẩn của bên thứ 3, sự kiểm tra cụ thể các tài sản,…
- Trong một số trường hợp, giá trị thanh lý, các chi phí thay thế và giá trị thị trường đều được sử dụng trong cả cam kết về kiểm toán lẫn thẩm định giá.
* Sự khác nhau
- Kiểm toán cho ý kiến khách quan hợp lý đối với việc trình bày các báo cáo tài chính một cách tổng thể như: Lỗ/lãi, bảng cân đối kế toán, các luồng tiền; thẩm định giá cho ý kiến về một phần xác định của doanh nghiệp, thường là các TSCĐ (tòa nhà, nhà xưởng, máy móc thiết bị) đơi khi về giá trị của bản thân doanh nghiệp.
- Kiểm toán cho ý kiến đối với những người sử dụng chung các báo cáo tài chính, họ thường là những cổ đơng của doanh nghiệp, các nhà cung cấp, khách hàng, ngân hàng và các nhà cho vay nói chung, cơ quan quản lý nhà nước,… Thẩm định giá được thực hiện nhằm mục đích xác định như để lựa chọn các phương án đầu tư, cung cấp thơng tin cho mục đích bảo hiểm, để thiết lập giá trị cho hợp nhất, mua lại doanh nghiệp, thiết lập giá trị của số tiền cho vay hoặc thế chấp,…
- Kiểm toán viên dựa vào mức giá cơng bố trên các hóa đơn hoặc hợp đồng được duyệt (chi phí lịch sử). Trong khi đó thẩm định viên cân nhắc giá trị tại mức giá thị trường hoặc chi phí thay thế mà khơng đề cập đến giá trị được viết trên hóa đơn.
- Một cách tiếp cận của kiểm tốn là phân tích và kiểm tra nội bộ liên quan đến luồng thông tin dẫn đến các tài khoản của công ty.
Cách tiếp cận này không được sử dụng trong công việc của thẩm định giá.
* Sự bổ sung lẫn nhau
Trên những phạm vi nhất định, thẩm định giá của một doanh nghiệp chú ý đến các thơng tin chính của q khứ có thể coi là tin cậy được, đó là thơng tin kiểm tốn. Nếu những thơng tin này khơng được kiểm tốn thì thẩm định viên phải xác minh rõ trong báo cáo của mình.
Đơi khi thẩm định giá của một doanh nghiệp cũng cân nhắc xem xét dựa trên hệ thống thơng tin quản lý mà kiểm tốn viên cũng đang dựa vào với một mức độ nhất định. Nếu việc kiểm toán được thực hiện trước thẩm định giá thì ý kiến của kiểm tốn viên sẽ được xem xét cân nhắc.
Sự thực hiện kiểm soát nội bộ tốt về các TSCĐ sẽ giúp thẩm định viên nhận dược các thơng tin chi tiết về TSCĐ đó; ngược lại, báo cáo thẩm định giá TSCĐ sẽ giúp cho kiểm toán viên đánh giá sự tồn tại các TSCĐ của công ty.
* Kết luận: Tuy mục tiêu của kiểm toán và thẩm định giá là rất khác nhau, nhưng chúng đều là những yêu cầu cần thiết của một doanh nghiệp. Kiểm toán sẽ cung cấp sự đảm bảo về độ tin cậy của các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, trong khi đó, thẩm định giá cung cấp sự đảm bảo và tư vấn về khả năng chấp nhận giá trị của các hạng mục được định giá.