công tác định giá tài sản chuyên nghiệp
* Nhiệm vụ của nhà thẩm định giá: Những đặc trưng tiêu biểu công việc của nhà thẩm định giá là:
- Xác định giá trị thị trường của tài sản - Là người cố vấn cho các nhà đầu tư
- Thẩm định giá nhằm cung cấp cho người khác sử dụng, giúp họ đưa ra các quyết định liên quan đến tài sản, vì vậy, mối cơng việc thẩm định là một dự án nghiên cứu cần sự thận trọng và kỹ năng chuyên nghiệp.
* Những phẩm chất cần thiết của một nhà thẩm định giá
Ở nhiều nước có quy định pháp lý cụ thể đối với những người hành nghề thẩm định giá, địi hỏi họ phải có đạo đức và có tinh thần
trách nhiệm pháp lý chuyên nghiệp cao, và chứng minh được rằng: - Đã có bằng đại học thích hợp hoặc bằng chun mơn sau đại học, và có ít nhất 2 năm kinh nghiệm cơng tác. Đồng thời phải chứng minh được họ đã duy trì và nâng cao kiến thức chuyên môn thơng qua việc thường xun theo các chương trình đào tạo.
- Có kiến thức và kinh nghiệm trong việc đánh giá các tài sản ở địa phương và phân loại tài sản,
- Họ phải đáp ứng tất cả những yêu cầu về pháp lý, quy định, đạo đức và giao kèo hợp đồng có liên quan đến cơng việc.
- Họ có khả năng bồi thường nghề nghiệp thích đáng đối với trách nhiệm phải gánh chịu liên quan trong mỗi sự việc.
Nhà thẩm định giá phải có các phẩm chất sau: (i) cơng bằng và nỗ lực làm việc hết mình; (ii) tinh thơng nghiệp vụ; (iii) có năng lực, theo kịp sự phát triển mới về lý thuyết, thực tế và các kỹ thuật định giá, các điều kiện pháp lý mới; (iv) có đạo đức tốt, làm việc với tinh thần khách quan, giữ bí mật, có tinh thần trách nhiệm cao với khách hàng.
Ở Việt Nam, điều 17 Pháp lệnh giá 2002 quy định tiêu chuẩn thẩm định viên về giá như sau: (i) là công dân Việt Nam, (ii) có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá, (iii) có chứng chỉ đã qua đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá do cơ quan có thẩm quyền cấp, (iv) có thời gian làm việc liên tục từ 3 năm trở lên theo chuyên ngành được đao tạo.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hiểu và làm rõ các khái niệm: Tài sản, quyền về tài sản, giá trị tài sản, giá trị thị trường, giá trị phi thị trường; định giá tài sản, thẩm định giá tài sản?
2. Phân biệt các thuật ngữ: Giá trị, giá cả, chi phí? 3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị tài sản?
4. Trình bày nội dung các nguyên tắc định giá? Tuân thủ nguyên tắc đó thẩm định viên cần phải làm gì?
5. Trình bày nội dung quy trình định giá tài sản?
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Nguyễn Minh Hoàng, (2006), Nguyên lý chung định giá
tài sản và giá trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê.
2. TS. Nguyễn Minh Hồng và ThS. Phạm Văn Bình, (2011),
Giáo trình định giá tài sản, Học viện Tài chính, Nhà xuất bản Tài
chính.
3. Nguyễn Minh Điện, (2010), Thẩm định giá tài sản và doanh
nghiệp (Lý thuyết và bài tập), Nhà xuất bản Thống kê.
4. Bộ Tài chính, Thơng tư 158/2014/TT-BTC (ngày 27/10/2014),
Ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam (TC số 1,2,3,4)
5. Bộ Tài chính, Thơng tư 28/2015/TT-BTC (ngày 6/3/2015),
Ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam (TC số 5,6,7)
6. Bộ Tài chính, Thơng tư 126/2015/TT-BTC (ngày 20/08/2015),