b. Theo mục đích sử dụng kết hợp với đặc tính vật chất: gồm có
2.1.2.3. Phân loại thị trường BĐS
Để có cái nhìn tồn diện và rõ nét hơn về thị trường BĐS, cần phân loại thị trường BĐS theo các tiêu thức khác nhau, mỗi tiêu thức là một cách tiếp cận đối với thị trường BĐS. Trong điều kiện hiện nay, khi phân loại thị trường BĐS thường dựa vào các tiêu thức sau đây:
- Căn cứ vào mức độ kiểm soát của Nhà nước
+ Thị trường chính thức hay thị trường có sự kiểm sốt của Nhà nước: Bao gồm các giao dịch mà Nhà nước có thể kiểm sốt được, như giao dịch tại các trung tâm đấu giá, các ngân hàng, các công ty cho thuê tài chính, các khách sạn, các cơng ty chứng khốn BĐS, các công ty kinh doanh địa ốc, các công ty đầu tư và phát triển nhà ở, các công ty đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng…
+ Thị trường phi chính thức hay thị trường khơng có sự kiểm sốt của Nhà nước, bao gồm: Các giao dịch về BĐS không tiến hành các thủ tục có tính pháp lý, như: Mua bán trao tay, cam kết bằng các giấy tờ nhận nợ… theo nhiều nguồn thơng tin: Người ta ước tính giá trị của các giao dịch này ở Việt Nam hiện nay chiếm khoảng 70% thị trường. Đây là lý do chính giải thích tại sao cơn sốt BĐS xảy ra mà chúng ta chưa có biện pháp ngăn chặn một cách hữu hiệu.
- Căn cứ vào tình trạng tham gia thị trường
+ Thị trường chuyển nhượng quyền sở hữu đất, loại thị trường này còn gọi là thị trường đất đai. Ở một số nước, trong đó có Việt Nam thị trường đất đai hiện nay được hiểu là thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Ví dụ như: Thị trường đất sản xuất nông nghiệp, thị trường nhà xưởng công nghiệp…
+ Thị trường xây dựng các cơng trình BĐS để bán và cho thuê (thị trường sơ cấp). Thị trường này thường là do các công ty bất động sản lập dự án, xây dựng và cung cấp lần đầu cho bên mua.
+ Thị trường bán hoặc cho thuê lại BĐS (thị trường thứ cấp). Trong đó, thị trường mua bán lại BĐS là quyền sở hữu được chuyển cho bên mua lại, thị trường cho thuê BĐS là quyền sở hữu thuộc chủ sở hữu, quyền chiếm hữu và quyền sử dụng được chuyển cho bên đi thuê lại.
- Căn cứ vào loại hàng hóa BĐS trên thị trường + Thị trường đất đai (đất sản xuất nông nghiệp)
Thị trường này chủ yếu xuất hiện ở những địa phương mà sản xuất nông nghiệp là một ngành kinh tế chủ yếu. Thị trường này phát sinh do nhu cầu chuyển dịch và tích tụ đất sản xuất nơng nghiệp trong nội bộ nhân dân. Đây là thị trường mới, hiện đang phát triển ở các vùng nơng thơn do đó cịn rất thiếu thơng tin.
+ Thị trường nhà ở
Đây là thị trường sôi động hiện nay, nhất là ở những vùng đơ thị hóa. Thị trường này có thể phân thành 4 nhóm:
1. Nhà biệt thự 2. Nhà vườn
3. Nhà phố riêng biệt và nhà phố liên kết 4. Nhà chung cư
+ Thị trường BĐS cơng nghiệp
Hiện nay, thường hình thành ở các khu vực ven đơ thị và ngoại thành được quy hoạch giành cho việc xây dựng nhà xưởng sản xuất gồm các khu công nghiệp tập trung hoặc nhà máy đơn lẻ. Quy mơ đất rộng thường được hình thành từ việc chuyển mục đích sử dụng từ đất sản xuất nơng nghiệp hoặc đất hoang hóa. Xu thế phát triển là các khu công nghiệp tập trung chuyên ngành hoặc đa ngành để dễ quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường.
+ Thị trường BĐS dùng cho văn phịng, cơng sở và thị trường BĐS dùng trong dịch vụ.
Thị trường này chủ yếu ở các trung tâm đô thị có vị trí thuận lợi cho việc kinh doanh, điều kiện hạ tầng tốt, giá trị bất động sản ở thị trường này rất cao do khả năng sinh lợi lớn và yếu tố khan hiếm cũng cao hơn các thị trường khác.
+ Thị trường mua bán BĐS: Quyền sở hữu được chuyển cho bên mua
+ Thị trường thuê và cho thuê BĐS: Quyền sở hữu thuộc chủ sở hữu, quyền chiếm hữu và quyền sử dụng được chuyển cho bên đi thuê
+ Thị trường giao dịch các BĐS dùng để thế chấp, bào hiểm. Quyền sở hữu không thuộc chủ sở hữu, quyền chiếm hữu, sử dụng thuộc chủ sở hữu
+ Thị trường giao dịch các BĐS dùng để góp vốn liên doanh.