Nghiên cứu quốc tế

Một phần của tài liệu Phát triển phương pháp phân tích 1 naphthylacetic acid và 1 naphthylacetamid trong trái táo đỏ bằng kỹ thuật sắc ký lỏng hiệu năng cao ghép đầu dò DAD (Trang 33 - 37)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.6. Nghiên cứu quốc tế

Gambino và cộng sự đã sử dụng phương pháp HPLC-DAD để phân tích NAA và một số chất khác trong phân bón (Gambino et al., 2008), ơng đã hịa tan mẫu trong methanol, siêu âm mẫu ở 20oC và lọc qua màng lọc 0,45µm. Điều kiện phân tích được sử dụng là cột C18, nhiệt độ cột là 30oC, bước sóng tính tốn 280nm, tốc độ dòng: 1,0mL/phút, pha động là acid acetic 0,8%: Acetonitril (55:45) và tiêm thể tích 20µL vào hệ sắc ký. Với phương pháp này LOD thu được là 11µg/mL và LOQ là 36µg/mL. Các giá trị này phù hợp cho phân tích mẫu phân bón, tuy nhiên khơng phù hợp để phân tích mẫu thực phẩm có MRL bằng 0,15mg/kg. Nghiên cứu này chỉ ra được bước sóng hấp thu cực đại của NAA là 280nm và nhiệt độ cột có thể sử dụng ở mức 30oC.

Năm 2015, G. Li và đồng sự đã công bố phương pháp xác định NAA và một số chất khác bằng phương pháp sắc ký hiệu năng cao ghép đầu dò huỳnh quang (HPLC-FLD) (Li et al., 2015), sử dụng chất tạo dẫn xuất để có thể phát hiện bằng đầu dị FLD (có độ nhạy và độ chọn lọc rất cao). Dung môi ACN được sử dụng cho pha động. Các chất tồn dư trên lê, chuối, táo đỏ, khoai tây và cà chua được hịa tan trong dung mơi, làm giàu bằng cô quay chân không và cuối cùng được tạo dẫn xuất để có thể phân tích trên HPLC-FLD. Qua khảo sát cho thấy dung mơi ACN có khả năng chiết NAA trong mẫu tốt hơn dung môi Methanol (MeOH). LOD của phương pháp có giá trị rất thấp 0,34ng/mL.

Quy trình xác định NAA và NAAm trong các loại trái cây như cam, chuối, chanh, lê, đào, chery, xoài, dưa hấu đã được Muhammad và cộng sự công bố vào năm 2018 bằng phương pháp sắc ký ion ghép đầu dò huỳnh quang (Muhammad et al., 2018). LOD của phương pháp từ 1 – 6ng/kg. Phương pháp sử dụng cột ionpac AS11 – một loại cột dùng tách các chất phân cực mạnh, ion.

HVTH: Phạm Minh Tiến GVHD: TS. Lâm Văn Mân Kết quả cột này tách tốt NAA và NAAm, tạo tiền đề để sử dụng một cột tách ion khác như chiralpak IG để phân tích.

Guan và cộng sự đã phân tích NAA bằng phương pháp UPLC-MS/MS (Guan et al., 2011), điều kiện MS/MS là chế độ ion bằng ESI âm, điện thế phân mảnh 70V, nhiệt độ nguồn 100oC, nhiệt độ loại nước trong khí là 300oC, khí phun sương là nitrogen ở tốc độ 10L/phút và 35psi (1 psi = 0,0689 bar), năng lượng collision là 3V. Mass mẹ và mass con tương ứng là m/z 185 và m/z 141. Giá trị LOQ thu được là 0,005mg/kg.

Năm 1988, Biswanath Maiti và cộng sự đã công bố phương pháp xác định NAA trên tạp chí ANALYST bằng thiết bị HPLC-UV sử dụng cột phân tích C18, quy trình thực hiện như sau: dịch ép trái táo (12g~120g) được đồng nhất với 5mL dung dịch H2SO4 10%, thêm 100mL cloroform cho vào phễu chiết, sau đó thu lấy chloroform, chiết lớp dưới thêm 1 lần nữa với 50mL chloroform. Gộp lớp chloroform và chiết với 100mL NaHCO3 4%, tiếp theo loại bỏ lớp dung mơi, acid hóa lớp dưới bằng acid H2SO4 10% đến pH 2, chiết 2 lần bằng 25mL chloroform, bay hơi dung mơi chloroform hồn tồn dưới dịng nitrogen, hòa tan cắn trong 2mL methanol. Tiêm 30µL dung dịch vào hệ sắc ký tại bước sóng cực đại  = 283nm. Giới hạn phát hiện của phương pháp có thể ở mức 20ppb (khi thực hiện với 100g mẫu, bởi vì thời điểm này chưa có các cơng cụ tính tốn diện tích pic bằng phần mềm, tất cả đều phải cắt hình dạng của pic và cân khối lượng giấy chứa hình pic của chất phân tích). Thí nghiệm này xây dựng các điểm chuẩn có nồng độ lớn (> 4ppm), như vậy giá trị LOD thấp là không phù hợp (Biswanath Maiti, 1988).

Giới hạn phát hiện của NAA và NAAm tương ứng là 10,1µg/kg và 6,0µg/kg đã được cơng bố bởi Lozano và cộng sự (Lozano et al., 2012), có 3 phương pháp xử lý mẫu được sử dụng là phương pháp chiết bằng ethyl acetat, mini luke và đệm acetat, quy trình chiết bằng ethyl acetat và mini luke cho đội thu hồi rất tốt. Các thông số khối phổ được cho trong bảng 1.2.

HVTH: Phạm Minh Tiến GVHD: TS. Lâm Văn Mân

Bảng 1.2: Thông số khối phổ cho chất NAA và NAAm (Lozano et al., 2012)

Quy trình chiết mẫu NAA và các chất khác được Lu và cộng sự thực hiện như hình 1.8 (Lu et al., 2014). Mẫu được đồng nhất, sau đó thêm 15mL dung dịch acetic acid 1% trong ACN, thêm 1,5g natri acetat và 10g natri clorid, vortex và lắc mạnh trong 5 phút, ly tâm tốc độ 9000 vòng/phút. Lấy lớp trên và thêm vào 6g MgSO4 để loại nước, tiếp tục ly tâm 9000 vòng/phút trong 10 phút và lấy lớp trên cho qua cột chiết pha rắn (400mg) trước đó đã hoạt hóa bằng 2mL ACN/H2O (90/10) và 2mL ACN trước khi sử dụng. rửa bằng 1,0mL ACN sau đó rửa giải bằng 1,5mL ACN/H2O/Formic acid (70/28/2), bay hơi dịch rửa giải dưới dòng nitrogen ở 40oC, hịa tan cắn trong 100µL H2O, lượng dung dịch tiêm vào hệ thống là 2µL.

HVTH: Phạm Minh Tiến GVHD: TS. Lâm Văn Mân

Hình 1.8: Quy trình làm sạch mẫu (Lu et al., 2014)

Theo như các nghiên cứu trước đây, chưa có tài liệu cơng bố việc xác định đồng thời NAA và NAAm trong quả táo đỏ bằng phương pháp HPLC-DAD sử dụng cột phân tích chiralpak IG. Cột phân tích này có khả năng tách các chất phân cực rất tốt. Khi các chất đã tách tốt thì việc sử dụng một loại đầu dị thích hợp như DAD sẽ tạo ra phương pháp phân tích có độ nhạy cao, phù hợp cho phân tích mẫu thực phẩm – cụ thể là táo đỏ.

HVTH: Phạm Minh Tiến GVHD: TS. Lâm Văn Mân

Một phần của tài liệu Phát triển phương pháp phân tích 1 naphthylacetic acid và 1 naphthylacetamid trong trái táo đỏ bằng kỹ thuật sắc ký lỏng hiệu năng cao ghép đầu dò DAD (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)