Kỹ thuật làm giàu mẫu

Một phần của tài liệu Phát triển phương pháp phân tích 1 naphthylacetic acid và 1 naphthylacetamid trong trái táo đỏ bằng kỹ thuật sắc ký lỏng hiệu năng cao ghép đầu dò DAD (Trang 74 - 79)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Xây dựng phương pháp phân tích mẫu chuẩn NAA và NAAm trên thiết bị

3.2.5. Kỹ thuật làm giàu mẫu

Kỹ thuật phân tích mẫu bằng đầu dò DAD (hoặc UV) có tính ổn định cao nhưng độ nhạy khơng cao, các mẫu cần phân tích ở nồng độ thấp cần được làm giàu mẫu để giá trị diện tích pic chất phân tích nằm trong đường chuẩn đã xây dựng. Trong đề tài này sử dụng cô quay để làm giàu chất phân tích. Nhiệt độ bay hơi của dung môi chiết mẫu acetonitril khoảng 82oC (ở áp suất 1atm) và chất lỏng truyền nhiệt trong cô quay là nước nên nhiệt độ cô quay khảo sát không cần đến 80oC. Việc sử dụng cô quay chân không làm giàu mẫu nên nhiệt độ bay hơi của dung môi sẽ giảm. Mức nhiệt độ cô quay thấp nhất được sử dụng để khảo sát là 50oC.

Hình 3.22: Độ thu hồi NAA khi thêm chuẩn vào mẫu táo đỏ với 3 kỹ thuật làm giàu mẫu giàu mẫu

HVTH: Phạm Minh Tiến GVHD: TS. Lâm Văn Mân

Hình 3.23: Độ thu hồi NAAm khi thêm chuẩn vào mẫu táo đỏ với 3 kỹ thuật làm giàu mẫu

Theo hình 3.22 và 3.23, độ thu hồi chất phân tích khi sử dụng cơ quay tại 50oC cho kết quả tương đối cao và sử dụng nhiệt độ cơ quay thấp sẽ thích hợp cho thực tế khi kiểm tra mẫu thử, mặc dù độ thu hồi của chất NAA thấp hơn 80%. Tuy nhiên, tại nhiệt độ 50oC với thiết bị hiện tại, không thể làm giàu mẫu về mức <5mL và thời gian cô quay mất hơn 30 phút, thể tích cơ quay cịn lại khoảng 6-7mL dung dịch. Tại nhiệt độ 60oC, thể tích cơ quay cịn lại khoảng 4mL sau 30 phút. Ở nhiệt độ 70oC thời gian làm giàu mẫu còn 10 phút và mẫu thử còn <1mL, tuy nhiệt tại nhiệt độ 70oC có thể làm phân hủy mẫu nên kết quả thu hồi thấp nhất.

Với acetonitril tinh khiết, ở nhiệt độ 50oC, thời gian cô quay đến cạn là khoảng 5 phút. Như vậy các chất trong táo đã làm cho nhiệt độ bay hơi dung dịch mẫu thử tăng lên và không thể làm khô mẫu thử ở nhiệt độ <70oC. Thành phần nước và các loại đường trong táo đã làm tăng nhiệt độ bay hơi của mẫu thử. Đường là chất ảnh hưởng nhiều nhất đến nhiệt độ bay hơi của mẫu thử,

HVTH: Phạm Minh Tiến GVHD: TS. Lâm Văn Mân hàm lượng các loại đường trong mẫu thử phân tích được khoảng 12%, với hàm lượng đường fructose : sucrose : glucose lần lượt khoảng 6,5% : 3,6% : 1,6% (hình 3.24); kết quả này cũng tương ứng với kết quả của Karadeniz và Ekşi được công bố năm 2002 (Karadeniz and Ekşi, 2002). Vì vậy cần phải loại bỏ đường trước khi cô quay để làm giảm nhiệt độ bay hơi của mẫu thử.

HVTH: Phạm Minh Tiến GVHD: TS. Lâm Văn Mân

Hình 3.24: Kết quả phân tích hàm lượng các loại đường trong mẫu táo và các phân lớp dung môi khi chiết mẫu

Theo tài liệu phân tích tồn dư thuốc bảo vệ thực vật có gốc acid của EU (EURL-SRM, 2015), mẫu chiết trong acetonitril có 1% acid formic được loại nước bằng cách thêm hỗn hợp MgSO4 và NaCl tỷ lệ 4:1, khi nước bị loại ra khỏi mẫu thì đường cũng bị loại theo do đường tan tốt trong nước và không tan trong dung môi acetonitril. Mẫu thử sau khi đã xử lý được nước và đường thì mẫu chỉ cần cơ quay ở 60oC.

Cách xử lý mẫu như sau: cân 20g mẫu đã xay và đồng nhất vào ống ly tâm 50mL, thêm 30mL Acetonitril chứa 1% acid formic, siêu âm 15 phút ở 30oC, sau đó thêm 4g MgSO4 và 1g NaCl, vortex 30 giây. Ly tâm ở tốc độ 4000 vòng/phút trong 5 phút. Lấy dịch chiết cho vào erlen cổ nhám 150mL, thêm 15mL acetonitril chứa 1% acid formic vào ống ly tâm, vortex 30 giây, sau đó ly tâm với tốc độ và thời gian như trên. Lấy dịch chiết gộp vào bình erlen trên vào cô quay ở điều kiện chân không và nhiệt độ 60oC đến khi dung dịch còn lại nhỏ hơn 1mL. Để nguội erlen và thêm 2mL pha động vào erlen, chuyển dung dịch

HVTH: Phạm Minh Tiến GVHD: TS. Lâm Văn Mân vào bình định mức 5mL, rửa erlen thêm lần nữa và chuyển vào bình định mức, định mức dung dịch đến vạch bằng pha động.

Hình 3.25: Khả năng tách lớp của muối MgSO4 và NaCl

Kết quả thu được như hình 3.26:

HVTH: Phạm Minh Tiến GVHD: TS. Lâm Văn Mân Khi có hỗn hợp muối MgSO4 và NaCl, đường bị tách khỏi lớp trên. Khi thực hiện phân tích hàm lượng đường ở lớp trên, lớp dưới và dung dịch mẫu thử trước và sau khi thêm hỗn hợp muối. Hàm lượng đường fructose ở lớp trên giảm từ 6,5% xuống dưới 0,05% và các loại đường khác không thể phát hiện trong lớp acetonitril chứa 1% acid formic. Lớp dưới sau đi thêm hỗn hợp muối có hàm lượng các loại đường rất cao. Như vậy quá trình làm giàu mẫu cần phải loại nước và đường bằng cách thêm 4g MgSO4 và 1g NaCl.

Một phần của tài liệu Phát triển phương pháp phân tích 1 naphthylacetic acid và 1 naphthylacetamid trong trái táo đỏ bằng kỹ thuật sắc ký lỏng hiệu năng cao ghép đầu dò DAD (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)