HVTH: Phạm Minh Tiến GVHD: TS. Lâm Văn Mân
2.1.3. Nguyên liệu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là xác định 1-naphthylacetic acid (NAA) và 1-naphthylacetamid (NAAm) trên quả táo đỏ được thu mua tại chợ Phạm Văn Bạch, siêu thị coop-mart Quang Trung và siêu thị BigC Gò Vấp. Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 04/2020 đến tháng 09/2020 tại Trung tâm phân tích và thử nghiệm 2, trực thuộc Tập đồn Vinacontrol có địa chỉ tại lô U18A, Đường 22, Khu chế xuất Tân Thuận, Quận 7, Thành Phố Hồ Chí Minh. Thiết bị chính dùng để nghiên cứu là máy sắc ký lỏng hiệu năng cao ghép đầu DAD.
Mẫu được lấy đại diện, mẫu sau khi lấy phải được cho vào túi nilon sạch, ghi nhãn rõ ràng để khơng bị lẫn lộn theo quy trình lấy mẫu TCVN 5102-1990 và chuyển về trung tâm phân tích trong vịng 3 giờ, mẫu được rửa sạch bằng nước máy và bảo quản ở -22oC hoặc được cắt nhỏ thành từng miếng có kích thước khoảng 1cm x 1cm x 1cm, xay đồng nhất trong máy xay Phillips, mẫu HL1643/04, công suất 600W, sử dụng lưỡi dao có 4 cánh, xay mỗi lần khoảng 100g táo trong 30 giây ở cơng suất cao nhất, sau đó đồng nhất các mẫu táo đã xay trước đó trong máy xay trong 30 giây, chia nhỏ từng phần táo nghiền vào trong túi nilong sạch, mỗi túi khoảng 100g và cấp đông trong tủ âm sâu -22oC và phần phân tích ngay thì khơng cấp đơng. Đối với mẫu được bảo quản đông, trước khi phân tích cần rã đơng ở điều kiện nhiệt độ phòng trong 3 giờ, tiến hành cắt nhỏ và xay như trên. Mẫu được bảo quản đông trong thời gian tối đa 1 tháng (mẫu táo nghiền vẫn còn màu vàng nhạt, chưa chuyển sang màu nâu đen), mẫu đã xay ra mà chưa sử dụng hết được bảo quản ở -22oC tối đa 7 ngày.
2.2. Quy trình nghiên cứu dự kiến
2.2.1. Xây dựng quy trình phân tích NAA và NAAm trong quả táo đỏ bằng
phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao ghép đầu dò DAD
Nghiên cứu nhằm mục đích tối ưu hóa điều kiện phân tích mẫu chuẩn NAA và NAAm trên thiết bị HPLC-DAD bao gồm các thơng số bước sóng
HVTH: Phạm Minh Tiến GVHD: TS. Lâm Văn Mân hấp thu cực đại, thành phần pha động, tỷ lệ pha động, nhiệt độ cột phân tích và thể tích tiêm mẫu tiêm vào hệ thống sắc ký.
Quy trình thực hiện xem mục 2.3.1.
2.2.2. Xây dựng quy trình xử lý mẫu táo đỏ dùng phân tích NAA và NAAm
bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao ghép đầu dị DAD
Nghiên cứu nhằm đưa ra quy trình xử lý mẫu tối ưu để xác định NAA và NAAm trong quả táo đỏ bằng thiết bị HPLC-DAD.
Các thông số cần khảo sát bao gồm: dung môi chiết mẫu, nhiệt độ siêu âm mẫu, thời gian siêu âm, kỹ thuật làm giàu mẫu bằng cô quay chân không.
Quy trình thực hiện xem mục 2.3.2.
2.2.3. Phân tích NAA và NAAm trong quả táo đỏ được thu mua từ chợ Phạm
Văn Bạch, siêu thị coop-mart Quang Trung và siêu thị BigC Gò Vấp.
Nghiên cứu nhằm khảo sát hiện trạng tồn dư NAA và NAAm trong quả táo đỏ ở 3 địa điểm khác nhau.
Quy trình thực hiện xem mục 2.3.3.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Mỗi thí nghiệm được thực hiện ở 2 ngày khác nhau, mỗi ngày thực hiện lặp lại 2 mẫu. Riêng các thí nghiệm 1 đến thí nghiệm 5 được thực hiện lặp lại 2 lần cùng ngày (không thực hiện ở 2 ngày khác nhau do các yếu tố ảnh hưởng chỉ liên quan đến thiết bị). Thí nghiệm số 13 khảo sát độ thu hồi được thực hiện trên 12 mẫu thử trong 2 ngày khác nhau, mỗi ngày 6 mẫu thử, thí nghiệm số 14 thực hiện lặp lại 3 lần cho mỗi mẫu thử.
HVTH: Phạm Minh Tiến GVHD: TS. Lâm Văn Mân
2.3.1. Xây dựng quy trình phân tích mẫu chuẩn NAA và NAAm bằng