CHƯƠNG 2 : NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên vật liệu nghiên cứu
2.1.1. Hóa chất, chất chuẩn và dụng cụ
2.1.1.1. Hóa chất, chất chuẩn
Acetonitril, loại dùng cho sắc ký lỏng, số CAS: 75-05-8, hãng Fisher, Anh Acid formic, loại tinh khiết phân tích, số CAS: 64-18-6, hãng Fisher, Anh Nước cất 2 lần, hãng Gesellschaft, model 2102.
Magie sulfat (MgSO4): tinh khiết phân tích, số CAS: 7487-88-9, hãng Fisher, Anh
Natri clorid (NaCl): tinh khiết phân tích, số CAS: 7647-14-5, hãng Fisher, Anh
Methanol: loại dùng cho sắc ký lỏng, số CAS: 67-56-1, hãng Fisher, Anh Chất chuẩn 1-naphthyl acetic acid, có số CAS là 86-87-3, hãng sản xuất DR.Ehrenstorfer, Hoa Kỳ, hàm lượng: 96,94%, hạn dùng: 09-10-2024, điều kiện bảo quản tại 20 ± 4 oC.
Chất chuẩn 1-naphthylacetamid, có số CAS là 86-86-2, hãng sản xuất DR.Ehrenstorfer, Hoa Kỳ, hàm lượng: 98,41%, hạn dùng: 05-02-2024, điều kiện bảo quản tại 20 ± 4 oC.
2.1.1.2. Dụng cụ
Cột phân tích Chiralpak IG, chiều dài 150mm, đường kính 4,6mm; kích thước hạt: 5m
HVTH: Phạm Minh Tiến GVHD: TS. Lâm Văn Mân Pipet thủy tinh bầu 1 vạch ISOLAB với các dung tích: 0,5mL, 1mL, 2mL, 3mL, 5mL, 10mL.
Ống ly tâm của hãng BIOLOGIX 50mL.
Bình định mức của hãng ISOLAB với các thể tích 5mL, 10mL, 20mL, 25mL, 50mL, 100mL.
Micropipet hãng Hischmann dung tích 100 – 1000L. Erlen thủy tinh hãng Duran dung tích 150mL.
2.1.2. Thiết bị
Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao hãng Shimazdu bao gồm một số thiết bị cấu thành như sau: Cổng kết nối CBM-20A, Bộ loại khí DGU-20A, bơm nhu động LC-20AD, bộ tiêm mẫu tự động SIL-20AC, buồng cột điều khiển nhiệt độ CTO-20A và đầu dò DAD SPD-M20A. Được điều khiển bằng phần mềm Labsolutions của cùng hãng.
HVTH: Phạm Minh Tiến GVHD: TS. Lâm Văn Mân Máy cô quay hãng Heidolph, model G3, kết nối bể điều nhiệt hãng Lauda, model ALPHA RA 8
Máy ly tâm hãng Elma, model: S100H Elmasonic Máy siêu âm hãng Rotofix, model: 32A
Máy đo pH hãng Metrohm, model: pH 691 Meter
Hình 2.3: Hình ảnh giao diện phần mềm điều khiển thiết bị HPLC-DAD
Hình 2.4: Hình ảnh máy cơ quay chân khơng khơng
Hình 2.5: Hình ảnh máy ly tâm
HVTH: Phạm Minh Tiến GVHD: TS. Lâm Văn Mân
2.1.3. Nguyên liệu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là xác định 1-naphthylacetic acid (NAA) và 1-naphthylacetamid (NAAm) trên quả táo đỏ được thu mua tại chợ Phạm Văn Bạch, siêu thị coop-mart Quang Trung và siêu thị BigC Gò Vấp. Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 04/2020 đến tháng 09/2020 tại Trung tâm phân tích và thử nghiệm 2, trực thuộc Tập đồn Vinacontrol có địa chỉ tại lô U18A, Đường 22, Khu chế xuất Tân Thuận, Quận 7, Thành Phố Hồ Chí Minh. Thiết bị chính dùng để nghiên cứu là máy sắc ký lỏng hiệu năng cao ghép đầu DAD.
Mẫu được lấy đại diện, mẫu sau khi lấy phải được cho vào túi nilon sạch, ghi nhãn rõ ràng để khơng bị lẫn lộn theo quy trình lấy mẫu TCVN 5102-1990 và chuyển về trung tâm phân tích trong vịng 3 giờ, mẫu được rửa sạch bằng nước máy và bảo quản ở -22oC hoặc được cắt nhỏ thành từng miếng có kích thước khoảng 1cm x 1cm x 1cm, xay đồng nhất trong máy xay Phillips, mẫu HL1643/04, công suất 600W, sử dụng lưỡi dao có 4 cánh, xay mỗi lần khoảng 100g táo trong 30 giây ở cơng suất cao nhất, sau đó đồng nhất các mẫu táo đã xay trước đó trong máy xay trong 30 giây, chia nhỏ từng phần táo nghiền vào trong túi nilong sạch, mỗi túi khoảng 100g và cấp đông trong tủ âm sâu -22oC và phần phân tích ngay thì khơng cấp đơng. Đối với mẫu được bảo quản đông, trước khi phân tích cần rã đơng ở điều kiện nhiệt độ phòng trong 3 giờ, tiến hành cắt nhỏ và xay như trên. Mẫu được bảo quản đông trong thời gian tối đa 1 tháng (mẫu táo nghiền vẫn còn màu vàng nhạt, chưa chuyển sang màu nâu đen), mẫu đã xay ra mà chưa sử dụng hết được bảo quản ở -22oC tối đa 7 ngày.