Vai trò của thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu Ths luat học thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự ở tỉnh bắc ninh (Trang 30 - 35)

- Áp dụng pháp luật về THADS

1.2.3. Vai trò của thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự

Thực hiện pháp luật có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt trong toàn bộ các hoạt động về pháp luật. Thực hiện pháp luật là hoạt động đưa pháp luật vào cuộc sống, biến những qui phạm pháp luật thành những hành vi, xử sự thực tế, hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong xã hội.

Vị trí, vai trị của thực hiện pháp luật khơng chỉ thể hiện trong tồn bộ các hoạt động về pháp luật như hoạt động xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật mà nó cịn là “một mặt quan trọng của nền pháp chế”. Kết quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật là một trong những tiêu chuẩn để xác định đánh giá tính chất của nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, vì pháp chế là địi hỏi các chủ thể pháp luật phải thực sự tôn trọng và triệt để thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội. Vì vậy, thực hiện pháp luật về THADS có vai trị cơ bản sau:

Một là, thực hiện pháp luật về THADS là bảo vệ lợi ích hợp pháp của

Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân.

Thực hiện pháp luật THADS là một q trình hoạt động có mục đích, nhằm bảo đảm cho Bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật được tơn trọng và thi hành nghiêm chỉnh, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công dân. Thông qua các quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quá trình THADS, pháp luật THADS tạo ra hành lang pháp lý cho cơ quan THADS, CHV thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình; các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ để cho các Bản án, quyết định của Tịa án được thực thi trên thực tế. Do đó, mọi hành vi chậm THA, thi hành không đúng nội dung của Bản án, quyết định hoặc để vụ việc tồn đọng..., về thực chất đều xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cơng dân. Vì vậy, thực hiện pháp luật THADS nghiêm chỉnh khơng những bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật mà cịn bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân.

Muốn đạt được mục đích của THADS, u cầu khơng thể thiếu được là địi hỏi tồn bộ hệ thống tổ chức cơ quan THADS, hoạt động của bộ máy đến hoạt động của CHV, Thẩm tra viên và các cán bộ, công chức làm công tác THADS phải được vận hành nhịp nhàng, thống nhất, đúng pháp luật và cùng hướng đến một mục đích chung là thi hành triệt để nội dung Bản án, quyết định của Tồ án.

Pháp luật về THADS đã có thêm nhiều quy định về quyền của các đương sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (quyền khiếu nại, tố cáo), vì vậy, pháp luật về THADS khơng chỉ bảo vệ riêng quyền lợi của người được THA mà còn bảo vệ cả quyền lợi của người phải THA, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhằm tránh sự lạm quyền của cơ quan THADS, CHV trong quá trình tổ chức THADS.

Hai là, nâng cao ý thức pháp luật về THADS của nhân dân

Nâng cao ý thức pháp luật về THADS của nhân nhân là một yêu cầu đòi hỏi chung của hệ thống chính trị. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và trách nhiệm thực hiện pháp luật mang tính nguyên tắc do Hiến pháp quy định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Thực hiện pháp luật nói chung và thực hiện pháp luật về THADS nói riêng, là q trình hoạt động có mục đích làm cho các qui phạm pháp luật THADS được thực thi trên thực tế, do đó các cơ quan nhà nước nói chung, cơ quan THADS nói riêng, các tổ chức và cơng dân phải có trách nhiệm trong việc thực hiện tốt các quy định của pháp luật về THADS để góp phần giữ gìn bản chất của Nhà nước; nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân trong THADS.

Đặc thù của THADS ở Việt Nam là sự kết hợp chặt chẽ giữa vai trò chủ động, phát huy tinh thần trách nhiệm của cơ quan THADS, CHV và sự chỉ đạo sát sao cụ thể của chính quyền địa phương, sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan, sự đồng tình đơng đảo của quần chúng nhân dân để tạo ra sức mạnh tổng hợp chung. Hoạt động THADS không chỉ là hoạt động nghiệp vụ đơn thuần của riêng cơ quan THADS, CHV mà cịn địi hỏi trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đồn thể xã hội và mọi thành viên trong xã hội.

Ba là, góp phần bảo đảm trật tự, an tồn, ổn định nền kinh tế - xã hội

Thực hiện pháp luật về THADS là làm cho những phán quyết của Tịa án trở thành hiện thực. Thơng qua thực hiện pháp luật THADS, các mối quan hệ xã hội bị xâm hại được khơi phục lại tình trạng ban đầu, trật tự pháp luật được lập lại. Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật được thi hành một cách triệt để sẽ có tác động đến ý thức chấp hành pháp luật của người được THA, người phải THA nói riêng và nhân dân nói chung; các đương sự khi tham gia quá trình tố tụng hình sự, dân sự, kinh tế... không chỉ quan tâm đến kết quả

xét xử là bản án hoặc quyết định của Tòa án mà còn là các quyền và lợi ích hợp pháp của mình được cơng nhận và bảo đảm thi hành trên thực tế bằng sự cưỡng chế của Nhà nước trong những trường hợp cần thiết. Do đó, thực hiện tốt pháp luật về THADS góp phần bảo đảm trật tự, an tồn xã hội, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.

Bốn là, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

Tăng cường pháp chế là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đối với thực hiện pháp luật về THADS, Điều 136 Hiến pháp năm 1992 qui định: “Các Bản án, quyết định của Tịa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng, những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh thi hành”; Tại Điều 11 Luật THADS cũng quy định: “Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của mình cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm phối hợp với cơ quan THADS trong việc THA; Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của cơ quan THADS, CHV theo quy định của Luật này. Mọi hành vi cản trở, can thiệp trái pháp luật đối với hoạt động của cơ quan THADS, CHV đều bị xử lý theo quy định của pháp luật”. Như vậy, thực hiện pháp luật về THADS khơng chỉ bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, mà cịn tăng cường pháp chế XHCN.

Kết luận chương 1

Thực hiện pháp luật về THADS là toàn bộ những hành vi (hành động hoặc không hành động), những cách thức, phương thức xử sự của các chủ thể nhằm thực hiện pháp luật về THADS. Thực hiện pháp luật về THADS có mục đích làm cho các quy phạm pháp luật THADS đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế của các chủ thể pháp luật, khắc phục tình trạng khơng chấp hành pháp luật, hạn chế và ngăn ngừa vi phạm pháp luật.

Q trình thực hiện pháp luật THADS địi hỏi phải thực hiện nhiều biện pháp, phương pháp khác nhau để phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực để việc thực hiện pháp luật THADS đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu của nhân dân trong đời sống thực tiễn. Do đó, các khái niệm, hình thức, nội dung cũng như các yếu tố tác động của thực hiện pháp luật THADS là cơ sở lý luận để nghiên cứu và đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật THADS ở tỉnh Bắc Ninh.

Chương 2

Một phần của tài liệu Ths luat học thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự ở tỉnh bắc ninh (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w