Góp phần vào hội nhập quốc tế và giữ vững ổn định chính trị, xã hộ

Một phần của tài liệu Ths luat học thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự ở tỉnh bắc ninh (Trang 84 - 85)

- Tình hình kinh tế xã hộ

3.1.4. Góp phần vào hội nhập quốc tế và giữ vững ổn định chính trị, xã hộ

trị, xã hội

Hợp tác quốc tế là nhu cầu, là xu thế tất yếu trong sự tồn tại và phát triển của tất cả các quốc gia trong thời đại ngày nay. Nhận thức được tầm quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế, nên liên tiếp trong các kỳ Đại hội Đảng, từ Đại hội Đảng lần thứ VI đến Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo vệ mơi trường. Đặc biệt, Nghị quyết số 07 - NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị đã đưa ra những đánh giá và nhấn mạnh nội dung hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, trong đó xác định rõ mục tiêu: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh cơng nghiệp hố theo định hướng XHCN, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Đây là nghị quyết rất quan trọng, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, quá trình hội nhập cũng đặt nền kinh tế nước ta trước những thách thức lớn, đòi hỏi chúng ta phải phấn đấu vượt qua mới có thể tận dụng tốt cơ hội phát triển. Hội nhập, mở rộng quan hệ quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện chính sách thu hút đầu

tư nước ngoài sẽ làm gia tăng các quan hệ dân sự, kinh tế, lao động có yếu tố nước ngồi. Vì vậy, nhiều tranh chấp dân sự sẽ phát sinh, nhiều vụ án dân sự sẽ được Tòa án phán quyết, các bản án dân sự có yếu tố nước ngồi phải được thi hành, do đó địi hỏi phải khẩn trương sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế cho phù hợp với thông lệ, tập quán quốc tế và theo một “luật chơi chung”. Hệ thống pháp luật cần được hồn chỉnh thích hợp với các thiết chế, thể chế có tính quốc tế, ví dụ như bảo đảm một cơ chế hiệu quả để công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài và thủ tục THADS phải cơng bằng, hợp lý, hiệu quả, nhanh chóng và có tính thực thi tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Ths luat học thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự ở tỉnh bắc ninh (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w