- Tình hình kinh tế xã hộ
2.3. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở TỈNH BẮC NINH
THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở TỈNH BẮC NINH
2.3.1. Những tồn tại, hạn chế
Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật THADS ở tỉnh Bắc Ninh cho thấy rằng bên cạnh những kết quả đạt được thì cũng cịn những tồn tại, hạn chế nhất định. Cụ thể là:
Một là, một số văn bản quy phạm pháp luật về THADS và văn bản
pháp luật có liên quan chưa được ban hành kịp thời, đầy đủ, đồng bộ; các quy định pháp luật THADS còn thiếu, chưa đầy đủ, một số quy định khơng phù hợp với tình hình thực tế; các quy định cịn tản mạn trong nhiều văn bản quy phạm có hiệu lực pháp lý khác nhau chồng chéo không thống nhất với nhau do vậy mà công tác thi hành án gặp rất nhiều khó khăn làm tăng lượng án tồn và tình trạng khiếu nại kéo dài khơng giải quyết được triệt để. Trong báo cáo của Tổng cục thi hành án dân sự tháng 6/2011 có 19 vấn đề cần phải được các cơ quan liên ngành thống nhất có văn bản chỉ đạo chung để kịp thời khắc phục những bất cập tồn tại làm giảm hiệu quả cũng như án tồn đọng trong thi hành án.
Hai là, THADS là hoạt động có nhiều khó khăn, phức tạp, trong khi đó
ở một số địa phương cấp uỷ, chính quyền, đồn thể cơ sở chưa thực sự quan tâm, thậm chí có sự né tránh, bng lỏng hoặc phó thác cho cơ quan THADS; Hoạt động của một số Ban Chỉ đạo THADS cịn hình thức, hiệu quả chưa cao; việc phân cơng, phân cấp và cơ chế phối hợp giữa cơ quan THADS với các cấp, các ngành khác trong tỉnh chậm được thể chế hóa;
Ba là, cơng tác kiểm tra, thanh tra vẫn còn bất cập, đặc biệt là thanh tra
chuyên chuyên ngành, chậm phát hiện và thiếu kiên quyết trong xử lý và khắc phục các biểu hiện tiêu cực, thiếu kỷ cương trong ngành THADS.
Bốn là, công tác kiểm tra, giám sát hoạt động THADS của các cơ quan,
tổ chức cịn hạn chế và chưa có cơ chế hữu hiệu để nhân dân tham gia giám sát hoạt động THADS. Một bộ phận cán bộ, công chức và nhân dân chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ tính tối cao của pháp luật và vị trí vai trị của pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội nên chưa tự giác thi hành, nhiều khi cịn cố tình vi phạm trong hoạt động quản lý, điều hành.
Năm là, một số cơ quan THADS chưa làm tốt trong công tác chỉ đạo,
điều hành và công tác tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền, Ban chỉ đạo THADS về cơng tác THADS, đặc biệt là cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Sáu là, ý thức trách nhiệm trong công việc ở một số bộ phận, cá nhân cịn chưa cao, kỷ cương hành chính trong một số cơ quan THADS cịn lỏng lẻo; việc xử lý tang vật còn để kéo dài; việc chi trả tiền còn chậm và tiền tồn ở tài khoản, tiền mặt còn nhiều, việc kết chuyển từ tiền tạm ứng án phí sang án phí cịn chưa kịp thời. Ngồi ra, các cơ quan THADS chưa tập trung xác minh phân loại các vụ việc có điều kiện và chưa có điều kiện THA hoặc việc phân loại chưa chính xác ngại những việc khó... làm cho số lượng vụ việc tồn đọng chưa có điều kiện THA cịn nhiều.
Bẩy là, cơng tác bồi dưỡng lý luận chính trị, đường lối, chủ trương của
tuy được quan tâm, song hiệu quả và chất lượng cịn thấp. Cơng tác phổ biến giáo dục pháp luật THADS cịn ít, mang tính hình thức dàn trải dẫn tới nhận thức về pháp luật THADS của một bộ phận các cơ quan nhà nước, các tổ chức và nhân dân cịn hạn chế, thiếu tính tự giác trong việc thực hiện nghĩa vụ THA.
Tám là, việc phối hợp theo quy định của pháp luật THADS của các cơ
quan Viện kiểm sát, Tồ án, Cơng an, Tài chính, Ngân hàng, Kho bạc... có lúc, có nơi cịn chưa hiệu quả, chưa phát huy hết trách nhiệm phối hợp thực hiện trong công tác THADS; cá biệt có một số cơ quan cịn khơng chấp hành gây khó khăn cản trở cho cơng tác THADS.
Chín là, một bộ phận của người dân ý thức pháp luật cịn thấp, người
phải thi hành án thường khơng tự giác thực hiện các quy định pháp luật về THADS nên nhiều Bản án, quyết định dân sự phải có sự can thiệp của Nhà nước thì mới được thi hành.
Mười là, hiện tại lượng án tồn đọng chủ yếu là án phạt ma tuý, phạt bạc
số tiền phải thu rất lớn, người phải thi hành án thường là những con nghiện hoặc đang chấp hành hình phạt tù, bỏ trốn khỏi địa phương khơng rõ địa chỉ, một số đối tượng khơng có tài sản để thi hành án mặc dù thời gian đã kéo dài song nhiều trường hợp không thể áp dụng miễn giảm để thi hành án được vì các đối tượng này không nộp được 1/20 số tiền phải thi hành án theo quy định pháp luật. Nguyên nhân chính là do cơ quan Tồ án khi tun án khơng căn cứ vào tình hình thực tế kinh tế của các đối tượng, nên khoản tiền phạt có những vụ việc tồn đọng đến 15 đến 20 năm vẫn chưa thể thi hành được. Mặt khác những năm gần đây, kinh tế thị trường phát triển giao lưu hàng hoá thương mại giao dịch dân sự với số tiền rất lớn, một số giao dịch khơng có tài sản đảm bảo hoặc tài sản thế chấp khó bán và khơng đủ để thi hành án. Vì vậy, làm cho lượng án tồn và số tiền phải thu rất khó có thể thực hiện. Đây cũng là nguyên nhân căn bản mà lượng tiền chưa thu được năm 2010 còn lớn như trong báo cáo.