Tăng cường các biện pháp giải quyết các vụ việc thi hành án dân sự tồn đọng

Một phần của tài liệu Ths luat học thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự ở tỉnh bắc ninh (Trang 87 - 91)

- Tình hình kinh tế xã hộ

3.2.1.2. Tăng cường các biện pháp giải quyết các vụ việc thi hành án dân sự tồn đọng

dân sự tồn đọng

Tồn đọng trong THADS khơng chỉ gây bức xúc cho xã hội mà chính cho cơ quan THADS và những người trực tiếp làm công tác THADS. Các việc THADS tồn đọng có nhiều nguyên nhân khác nhau, có những nguyên nhân xuất phát từ bản chất của hoạt động THADS, có nguyên nhân xuất phát từ pháp luật thực định, có nguyên nhân xuất phát từ điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội. Do đó, các giải pháp giải quyết việc THADS tồn đọng phải bảo đảm khắc phục được cơ bản các nguyên nhân để hạn chế đến mức thấp nhất việc THADS tồn đọng và đảm bảo hiệu lực thi hành của Bản án, quyết định của Toà án, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, những người có quyền, lợi liên quan khác. Vì vậy, trước mắt cần phải tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật THADS và các văn bản có liên quan để tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý và tổ chức THADS; tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác THADS theo hướng sâu sát, cụ thể, quyết liệt, rõ người, rõ việc, rõ thời gian hoàn thành; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan quản lý THADS.

- Đối với Tổng cục THADS - Bộ Tư pháp

+ Tổ chức nghiên cứu, xây dựng và đưa ra các tiêu chí xác định việc THADS tồn đọng để làm căn cứ cho việc rà sốt, phân loại án được chính sác phản ảnh đúng tình trạng thực tế;

+ Tham mưu cho Bộ Tư pháp báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội quyết định việc cho miễn thi hành đối với các khoản thu cho ngân sách Nhà nước có thời hạn từ 10 năm trở lên mà người

phải THA khơng có tài sản để thi hành, đồng thời sửa đổi Luật THADS về quy định điều kiện xét miễn giảm THA.

+ Trong năm 2012, Tổng cục THADS cần tiếp tục chỉ đạo các Cục THADS địa phương rà soát, phân loại và đánh giá cụ thể từng loại vụ việc tồn đọng để lập kế hoạch tổ chức thi hành phù hợp với tình hình từng địa phương; + Thành lập một số Đồn cơng tác THADS để kiểm tra, hướng dẫn và hỗ trợ các tỉnh có số lượng việc nhiều thực hiện rà soát, lập kế hoạch tổ chức thi hành và kiểm tra, đơn đốc việc thực hiện kế hoạch đó.

+ Phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính thuộc Bộ Tư pháp để đề nghị hỗ trợ kinh phí giải quyết án tồn đọng.

+ Hướng dẫn, tạo điều kiện để các địa phương luân chuyển, điều động CHV, Thẩm tra viên, công chức làm THADS từ đơn vị này sang đơn vị khác nhằm giải quyết việc THADS tồn đọng.

- Đối với Cục THADS tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Giao cho Cục trưởng Cục THADS các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các công việc sau:

+ Thành lập Tổ công tác giải quyết việc THADS tồn đọng tại địa phương mình do 01 lãnh đạo Cục THADS làm tổ trưởng, Trưởng phòng kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Chánh văn phòng, Trưởng phòng nghiệp vụ và từ 02 đến 03 Chi cục trưởng làm thành viên để giúp cho Cục trưởng chỉ đạo việc hướng dẫn rà soát, lập kế hoạch giải quyết việc THADS tồn đọng tại địa phương mình.

+ Chỉ đạo Chi cục THADS rà soát, lập kế hoạch giải quyết việc THADS tồn đọng của Chi cục THADS và giám sát việc tổ chức thực hiện kế hoạch đó.

+ Lập kế hoạch giải quyết việc THADS tồn đọng đối với những vụ việc thuộc trách nhiệm thi hành của Cục THADS tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và kế hoạch giải quyết việc THADS tồn đọng chung của tồn tỉnh, tổ chức thực hiện kế hoạch đó.

+ Báo cáo kịp thời Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về kế hoạch giải quyết việc THADS tại địa phương mình, nhất là các vụ việc tồn đọng dây dưa kéo dài. Đồng thời, căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương báo cáo và đề xuất Chủ tịch UBND để chỉ đạo phối hợp các cơ quan hữu quan trong việc hỗ trợ cơ quan THADS giải quyết những vụ việc khó khăn, phức tạp có ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị tại địa phương.

+ Thường xuyên kiểm tra định kỳ mỗi năm 2 lần với tất cả các đơn vị, hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra CHV thuộc Cục THADS và các Chi cục THADS trực thuộc trong việc rà soát, tổ chức thi hành Bản án, quyết định của Toà án và các quyết định khác nhằm nâng cao hiệu quả của việc giải quyết việc THADS tồn đọng.

+ Giải quyết dứt điểm các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền và chỉ đạo Chi cục trưởng Chi cục THADS trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho CHV tổ chức THA.

+ Tăng cường công tác tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về THADS trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật nói chung và chấp hành pháp luật về THADS nói riêng.

+ Kịp thời giải quyết những vướng mắc trong việc tổ chức THADS tại địa phương, đối vụ việc phức tạp cần chủ động lập hồ sơ, đề xuất, báo cáo để cơ quan cấp trên hưỡng dẫn kịp thời.

+ Thường xuyên giữ mối liên hệ và phối hợp chặt chẽ với Tồ án nhân dân địa phương mình để kịp đề nghị đính chính, giải thích đối với những Bản án, quyết định cịn có sai sót, tuyên chưa rõ; kịp thời đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị đối với những Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng có căn cứ phải kháng nghị xét xử lại Bản án, quyết định theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

+ Rà soát thực hiện việc luân chuyển, điều động, biệt phái CHV, Thẩm tra viên và công chức làm công tác THADS thuộc quyền quản lý của Cục

THADS để giải quyết việc THADS tồn đọng tại những địa bàn khác trọng điểm có số lượng việc, tiền THADS lớn hoặc có nhiều vụ việc khó khăn, phức tạp ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị tại địa phương.

- Đối với Chi cục THADS thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

+ Chi cục trưởng Chi cục THADS chịu trách nhiệm chỉ đạo CHV thuộc quyền quản lý, lập phương án tổ chức thi hành ngay đối với những vụ việc được phân công; yêu cầu CHV rà soát và lập kế hoạch giải quyết việc THADS tồn đọng của Chi cục mình để báo cáo Cục THADS cấp trên trực tiếp về kế hoạch đó. Tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo của Chủ tịch UBND cùng cấp để giải quyết những việc THA phức tạp, cần sự phối kết hợp chặt chẽ của các cơ quan ban ngành ở địa phương.

+ Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc CHV tích cực áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định để giải quyết dứt điểm những vụ việc có điều kiện thi hành và cưỡng chế thi hành đối với những vụ việc đương sự có điều kiện THA nhưng cố tình chây ỳ khơng tự nguyện thi hành; bố trí phân cơng CHV quản lý theo địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và sự phối kết hợp với UBND cấp xã, phường, thị trấn…

+ Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của Luật THADS và các văn bản pháp luật khác nhằm giải quyết dứt điểm các khiếu nại, tố cáo ngay khi phát sinh.

+ Thường xuyên giữ mối liên hệ và phối hợp chặt chẽ với Toà án nhân dân địa phương mình để kịp đề nghị đính chính, giải thích đối với những Bản án, quyết định cịn có sai sót, chưa rõ; kịp thời đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị đối với những Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng có căn cứ phải kháng nghị xét xử lại Bản án, quyết định theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

- Đối với CHV và công chức làm công tác THADS

+ Tiếp cận hồ sơ, tranh thủ tìm hiểu nhân thân đối tượng phải THA,

được phân công tổ chức thi hành, kịp thời ngăn chặn khi người phải THA có biểu hiện tẩu tán tài sản.

+ Nâng cao kiến thức tìm hiểu và vận dụng chính xác các quy định pháp luật trong giải quyết việc THA, tăng cường công tác dân vận trong tổ chức THADS nhằm huy động sức mạnh của hệ thống chính trị vào việc THADS, từ đó động viên, giáo dục, thuyết phục người phải THA tự nguyện THA.

+ Kịp thời xử lý các tài sản đã kê biên hoặc các tài sản do cơ quan có thẩm quyền chuyển giao theo Bản án, quyết định để THA, cương quyết áp dụng các biện pháp bảo đảm THA và các biện pháp cưỡng chế THA đối với những trường hợp đương sự có điều kiện THA nhưng cố tình chây ỳ, trốn tránh việc THA.

Một phần của tài liệu Ths luat học thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự ở tỉnh bắc ninh (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w