- Tình hình kinh tế xã hộ
3.1. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở TỈNH BẮC NINH
THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở TỈNH BẮC NINH
3.1. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂNSỰ Ở TỈNH BẮC NINH SỰ Ở TỈNH BẮC NINH
Trên cơ sở đường lối đổi mới của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền, về cải cách tư pháp và thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đường lối của Đảng thể hiện tại Nghị quyết Hội nghị Trung lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ngày 03/02/2004 đã nhấn mạnh: Tập trung thực hiện tốt công tác THA, nhất là THADS, khắc phục cơ bản tình trạng vụ việc THA tồn đọng kéo dài [23]; Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cũng khẳng định, cần tổ chức lại cơ quan THA theo hướng gọn đầu mối [23]; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 cũng đã xác định: xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp phù hợp với mục tiêu, định hướng chiến lược cải cách tư pháp [24]; Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 chỉ rõ “Chuẩn bị những điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để giao cho Bộ tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý cơng tác THA”, “từng bước thực hiện việc xã hội hố và qui định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc THA”, “xây dựng lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp chính quy, đáp ứng kịp thời cho hoạt động xét xử, THA” [25].
Trên cơ sở các nghị quyết của Đảng, những vấn đề lý luận và thực tiễn về THADS có thể rút ra một số quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước cần quán triệt trong thực hiện pháp luật THADS như sau: