Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo thi hành án dân sự các cấp ở t ỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Ths luat học thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự ở tỉnh bắc ninh (Trang 98 - 100)

- Tình hình kinh tế xã hộ

3.2.2.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo thi hành án dân sự các cấp ở t ỉnh Bắc Ninh

Có thể nói, từ khi được thành lập, nhiều Ban Chỉ đạo THADS trong tỉnh đã đi vào hoạt động có nề nếp, phát huy vai trị quan trọng trong việc tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền chỉ đạo, lãnh đạo cơng tác THADS đạt hiệu quả tốt; hỗ trợ kinh phí, cấp đất xây dựng trụ sở, kho vật chứng cho các cơ quan THADS; đầu mối phối hợp các ngành, các địa phương trong việc tổ chức THADS; cho đường lối xử lý các vụ án khó khăn, phức tạp. Qua đó, làm cho kết quả cơng tác THADS năm sau cao hơn năm trước, nhiều vụ việc khó khăn, phức tạp, khiếu kiện kéo dài đã được xử lý và thi hành dứt điểm. Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng hoạt động của một số Ban chỉ đạo THADS ở một số huyện hoạt động cịn hình thức, nội dung sơ sài, chạy theo những việc có tính sự vụ. Bên cạnh đó, các thành viên Ban chỉ đạo THADS chủ yếu là kiêm nhiệm, khi có sự luân chuyển, điều động, nghỉ chế độ... khơng được kiện tồn lại kịp thời; đồng thời do thiếu kinh phí nên hoạt động cịn có nhiều hạn chế.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo THADS, trước hết, về phía cấp uỷ Đảng thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của các Ban chỉ đạo THADS, kịp thời chấn chỉnh hoạt động, lề lối làm việc của các Ban chỉ đạo THADS, kịp thời tháo gỡ hoặc đề xuất với Trung ương những vướng mắc về cơ chế chính sách mà bản thân UBND và ban Chỉ đạo THADS không giải quyết được.

Về phía UBND cần nhận thức việc thành lập Ban chỉ đạo THADS là hết sức cần thiết và là trách nhiệm của UBND mà trực tiếp là Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện nhằm huy động sức mạnh tổng hợp trong chỉ đạo và tạo sự đồng thuận, phối hợp trong cơng tác THADS nhằm khắc phục những khó khăn và giải quyết dứt điểm vụ việc tồn đọng. Để Ban chỉ đạo THADS hoạt động thường xuyên, liên tục và có hiệu quả, góp phần tích cực vào việc nâng

cao hiệu quả cơng tác THADS, địi hỏi Chủ tịch UBND cấp tỉnh và cấp huyện phải có trách nhiệm kiện tồn lại các Ban chỉ đạo THADS ở cấp mình sau mỗi nhiệm kỳ.

Về phía Ban chỉ đạo THADS cấp tỉnh và cấp huyện, cần tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra cơ quan THADS thực hiện các quy định của pháp luật về THADS, tham mưu cho cấp uỷ Đảng và Chủ tịch UBND cùng cấp và cấp trên tăng cường việc chỉ đạo, phối hợp các cơ quan hữu quan xử lý những khó khăn, vướng mắc trong công tác THADS. Các thành viên Ban chỉ đạo THADS cũng cần nâng cao trách nhiệm của mình đối với hoạt động của Ban chỉ đạo, tránh tình trạng hoạt động hình thức, hoạt động theo kiểu định kỳ trong các dịp sơ kết, tổng kết THADS tại địa phương. Do đó, sau mỗi kỳ họp, Ban chỉ đạo THADS cần tham mưu cho Chủ tịch UBND trong việc ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác THADS đối với các cơ quan ban ngành, đoàn thể, cá nhân, tổ chức liên quan để đảm bảo việc THADS được thi hành theo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo THADS cấp tỉnh cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi hoạt động và lề lối làm việc của Ban Chỉ đạo THADS cấp huyện để kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh. Ban Chỉ đạo THADS cấp huyện cần tham mưu cho Ban Chỉ đạo THADS cấp tỉnh và Chủ tịch UBND cùng cấp tăng cường công tác chỉ đạo đối với UBND cấp xã về việc phối hợp với cơ quan THADS để thi hành có hiệu quả các việc THADS trên địa bàn.

Về phía các cơ quan THADS cần làm tốt công tác tham mưu cho Ban Chỉ đạo THADS trong việc bổ sung quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo THADS. Thực tế, ở Bắc Ninh cho thấy có nhiều Ban Chỉ đạo THADS mặc dù có quy chế hoạt động nhưng cịn sơ sài, chung chung, chưa xác định rõ trách nhiệm cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo. Do đó, Quy chế của Ban Chỉ đạo THADS cần quy định cụ thể rõ lề lối làm việc, trách nhiệm cụ thể của từng thành viên trong việc phối kết hợp, chỉ đạo và tổ chức thi hành đối với

những vụ việc khó khăn, phức tạp tránh tình trạng chung chung, hình thức, hoặc khi sự việc xảy ra mới mang ra họp, bàn. Bên cạnh đó, cơ quan THADS cấp tỉnh cũng cần tranh thủ sự lãnh đạo của Ban chỉ đạo THADS tỉnh và Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh để sớm xây dựng Quy chế phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan THADS tỉnh với các cơ quan Công an, Kiểm sát, Tòa án, Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các cơ quan khác về các vấn đề có liên quan đến cơng tác THADS. Thực tế, ở Bắc Ninh cho thấy, cơ quan THADS nào biết tranh thủ Ban chỉ đạo THADS thì ở đó cơng tác THADS đạt kết quả tốt.

Một phần của tài liệu Ths luat học thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự ở tỉnh bắc ninh (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w