- Tình hình kinh tế xã hộ
3.2.1.3. Đẩy mạnh kiểm tra, phối hợp thanh tra công tác thi hành án dân sự nhằm tăng cường kỷ cương và nâng cao chất lượng hiệu quả công
dân sự nhằm tăng cường kỷ cương và nâng cao chất lượng hiệu quả công tác thi hành án dân sự
Việc kiểm tra, thanh tra phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh hình thức, thiếu hiệu quả, gây khó khăn, làm ảnh hưởng đến hoạt động đơn vị bị kiểm tra. Để làm tốt công tác này cần phải thực hiện đồng bộ nội dung sau:
+ Đối với công tác lập kế hoạch kiểm tra: Đây được xem là những yếu tố đầu tiên quyết định sự thành công của công tác kiểm tra. Kế hoạch kiểm tra phải xác định được đơn vị nào kiểm tra trước, đơn vị nào kiểm tra sau, thời gian kiểm tra, nội dung cần kiểm tra…
+ Nội dung kiểm tra và thành phần kiểm tra: Đây được xem là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của cơng tác kiểm tra. Tránh nội dung kiểm tra mang tính hình thức như việc sai xót trong đánh dấu bút lục, chậm ra quyết định THA, chậm xác minh đối với đối tượng được hoãn … Mà cần tập chung vào kiểm tra từng vụ việc cụ thể về đường lối giải quyết, việc áp dụng pháp luật… để từ đó tìm ra những quy định nào của pháp luật còn chưa phù hợp, những quy định nào còn chồng chéo trong các văn bản quy
định pháp luật tổng hợp, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét điều chỉnh cho phù hợp thực tế.
+ Kết luận sau kiểm tra: Sau mỗi đợt kiểm tra, các đồn kiểm tra phải có kết luận kiểm tra. Kết luận kiểm tra phải thể hiện rõ kết quả làm được, chưa làm được, nguyên nhân, hạn chế. Trong trường hợp kiểm tra, nếu phát hiện có sai sót trong cơng tác THA thì phải tham mưu cho cấp có thẩm quyền tạm đình chỉ ngay việc thực hiện sai sót đó để khắc phục sửa chữa. Trong kết luận phải ấn định thời gian cụ thể để thực hiện kết luận kiểm tra. Cần phải theo dõi và kiểm tra việc thực hiện kết luận kiểm tra, vì thực tế cho thấy khâu này từ trước đến nay thường không được thực hiện làm giảm đi hiệu quả của công tác kiểm tra.