Xã hội hóa một phần cơng tác thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu Ths luat học thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự ở tỉnh bắc ninh (Trang 92 - 93)

- Tình hình kinh tế xã hộ

3.2.1.4. Xã hội hóa một phần cơng tác thi hành án dân sự

Xã hội hố cơng tác THADS là một chủ trương lớn, một vấn đề cần được quan tâm trong tổng thể q trình xã hội hóa. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX chủ trương tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa trong nhiều lĩnh vực; Nghị quyết số 48 - NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã đưa ra những chủ trương chung về xã hội hóa một số hoạt động tư pháp; Nghị quyết 49/NQ - TW ngày 02/6/2005 đã đặt mốc thời gian quan trọng khẳng định việc áp dụng thí điểm chế định Thừa phát lại làm cơng tác THADS, đó là: Tiếp tục hồn thiện thủ tục tố tụng dân sự; nghiên cứu thực hiện và phát triển các loại hình dịch vụ từ phía Nhà nước để tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình... từng bước thực hiện xã hội hóa và quy định hình thức thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan Nhà nước thực hiện một số cơng việc THADS, trong đó đã xác định rõ nhiệm vụ của công tác xã hội hóa trong lĩnh vực THADS. Đặc biệt, Nghị quyết số 24/2008/QH12 ngày 14/11/2008 của Quốc hội khóa XII về thi hành Luật THADS và Nghị định số 61/CP ngày

24/07/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh, đến nay đã thành lập được 5 văn phòng, bổ nhiệm 21 Thừa phát lại, bước đầu đã đi vào hoạt động, được xã hội ghi nhận. Do đó, trong điều kiện hiện nay ở nước ta, việc xã hội hoá từng bước THADS là cần thiết vì nó mang lại những lợi ích sau đây:

+ Việc xã hội hoá giúp giảm tải khối lượng công việc của cơ quan THADS đang ngày càng tăng lên khơng ngừng, góp phần giải quyết tình trạng tồn đọng án, tạo điều kiện để cơ quan THADS tinh lọc, kiện toàn, tinh giản biên chế, làm gọn nhẹ bộ máy, tiết kiệm một cách đáng kể cho ngân sách Nhà nước.

+ Thực hiện xã hội hóa sẽ giúp cho việc nâng cao chất lượng THADS nhờ có sự cạnh tranh giữa các cơ quan, tổ chức THADS; làm thay đổi phong cách, lề lối làm việc, thái độ phục vụ, khắc phục tệ quan liêu, cửa quyền, nhũng nhiễu nhân dân; tạo thêm khả năng lựa chọn cho người dân phù hợp với điều kiện, khả năng cụ thể của mình.

Để tiếp tục thể chế hóa các chủ trương của Đảng về xã hội hóa cơng tác THADS vào thực tiễn cuộc sống, trong thời gian tới cần tổng kết việc thí điểm thực hiện Đề án Thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh để có giải pháp áp dụng đồng bộ tại tất cả các địa phương theo lộ trình hợp lý.

Một phần của tài liệu Ths luat học thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự ở tỉnh bắc ninh (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w