Kiện toàn tổ chức, bộ máy cơ quan thi hành án dân sự ở tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Ths luat học thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự ở tỉnh bắc ninh (Trang 93 - 96)

- Tình hình kinh tế xã hộ

3.2.2.1. Kiện toàn tổ chức, bộ máy cơ quan thi hành án dân sự ở tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh

Kiện toàn tổ chức, bộ máy cơ quan thi hành án dân sự ở tỉnh Bắc Ninh vơ cùng cần thiết. Trong đó, nâng cao vai trị của cơ quan THADS, bảo đảm tương xứng với vị trí của các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương như Tòa án, Viện kiểm sát... mà trước hết là tăng cường thêm biên chế cho các cơ quan THADS Bắc Ninh:

Về số lượng, hiện ở Bắc Ninh số lượng biên chế THADS là 100 cán bộ, cơng chức, trong đó có 37 CHV so với Tồ án là 158 cán bộ, cơng chức,

(Thẩm phán là 52); Viện kiểm sát là 138 cán bộ, công chức (Kiểm sát viên là 88). Như vậy, số lượng biên chế của các cơ quan THADS là chưa tương xứng với hoạt động THADS tại địa phương. Do đó, trong thời gian tới, ở Bắc Ninh cần nhanh chóng tăng biên chế cho các Chi cục THADS huyện phải có ít nhất từ 5 đến 8 CHV và 12 đến 15 biên chế, mỗi CHV có 1 cán bộ giúp việc và là nguồn để thay thế khi CHV đương nhiệm nghỉ chế độ hoặc luân chuyển công tác... và về lâu dài, mỗi Chi cục THADS huyện cần có 2 kế tốn (ngân sách và nghiệp vụ) có trình độ trung cấp kế tốn trở lên.

Về cơ sở vật chất và phương tiện việc làm, đến nay, về cơ bản trụ sở làm việc của Cục THADS tỉnh và các Chi cục THADS huyện đã được xây dựng kiên cố, từng bước bảo đảm làm việc. Tuy nhiên, một số cơ quan THADS còn thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị và kho vật chứng trong khi số lượng thụ lý giải quyết ngày càng tăng, dẫn tới các đơn vị này gặp khó khăn trong việc bảo quản vật chứng phục vụ cho hoạt động tố tụng và THADS.

- Bộ Tư pháp cần nhanh chóng đáp ứng đầy đủ, kịp thời kinh phí hoạt động cho cơ quan THADS, tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động cần thiết, đặc biệt là xây dựng hệ thống kho tang vật cho các cơ quan THADS theo đúng tiêu chuẩn bảo quản tang tài vật; từng bước nghiên cứu và triển khai có hiệu quả việc ứng dụng cơng nghệ thông tin trong hoạt động THADS, nhằm hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan THADS và cơ quan quản lý THADS.

- UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, UBND cấp huyện quan tâm giải quyết đất đai cho các đơn vị THADS trụ sở làm việc, kho vật chứng, hỗ trợ kinh phí hàng năm cho các cơ quan THADS; tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo điều hành của Cục THADS tỉnh và Chi cục THADS huyện; tăng cường công tác phối hợp giữa cơ quan THADS với các cơ quan tư pháp và các cơ quan hữu quan ở địa phương; kiện toàn Ban chỉ đạo THADS các cấp nhằm chỉ đạo tốt công tác THADS nhất là việc tổ chức

cưỡng chế các vụ án lớn, phức tạp; phối hợp chặt chẽ với Tổng cục THADS chỉ đạo Cục THADS tỉnh tăng cường công tác chỉ đạo kiểm tra, thanh tra, giám sát của các cơ quan chuyên môn theo qui định của pháp luật; kịp thời khắc phục những thiếu sót và sai phạm trong công tác THADS, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các sai phạm về nghiệp vụ, về công tác quản lý, các tiêu cực làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành; kết hợp kiểm tra hoạt động THADS với kiểm tra về công tác tổ chức cán bộ; rà sốt các trường hợp có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp thuộc Cục THADS tỉnh và Chi cục THADS huyện. Đồng thời, kịp thời tham mưu cho Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát, mở rộng sự giám sát của quần chúng để hạn chế đến mức thấp nhất những tiêu cực, sai phạm trong hoạt động THADS.

- Cục THADS tỉnh phân công lãnh đạo, CHV trực tiếp tổ chức THA và theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ đối với các Chi cục THADS cấp huyện. Hàng năm, thông qua hoạt động thực tiễn công tác THADS phải tổng kết đánh giá các chuyên đề lĩnh vực mà khi tiến hành tổ chức THADS gặp phải khó khăn, đề xuất với Ban chỉ đạo THADS, Tổng cục THADS, Bộ Tư pháp và Chính phủ sửa đổi, bổ sung kịp thời các văn bản pháp luật về THADS. Tập trung cải cách thủ tục hành chính trong THADS theo hướng rút ngắn thời gian THADS đối với loại án đơn giản; đối với vụ việc phức tạp, cần kịp thời tham mưu cho Ban chỉ đạo THADS có giải pháp xử lý kịp thời.

Cục THADS tỉnh cần phải xây dựng quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi tỉnh, trong đó, phân cơng lãnh đạo và CHV bố trí lịch tiếp dân hàng tuần (tăng cường đối thoại trực tiếp) để tiếp nhận những thông tin do đương sự phản ánh, ngồi ra, cần đặt các hịm thư góp ý và cơng khai số điện thoại của lãnh đạo cơ quan THADS và các đường dây nóng cho cơng dân tiện liên lạc. Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, nếu có tiêu cực trong ngành cần xử lý nghiêm để làm gương. Chỉ đạo CHV và các cơ quan THADS huyện

thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo thống kê THADS, nộp đủ, đúng hạn báo cáo thống kê kết quả THADS theo quy định nhằm từng bước đưa công tác THADS đi vào nề nếp và hoạt động có chất lượng, hiệu quả cao.

Thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm tra chéo, giao ban nghiệp vụ tại các đơn vị, tổ chức các cuộc họp chuyên đề để đánh giá cụ thể kết quả THADS tại cơ sở, kịp thời biểu dương khen thưởng những đơn vị, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ từ đó phát triển nhân rộng nhân tố tích cực điển hình; phê bình chấn chỉnh, xử lý thiếu xót, sai phạm trong hoạt động THADS. Động viên tình thần yêu ngành, đề cao trách nhiệm của mỗi cán bộ công chức đối với nhiệm vụ được giao, phát huy tốt quy chế dân chủ ở đơn vị. Bố trí, điều động, ln chuyển CHV có năng lực vào những huyện mà cơng tác THADS thường gặp khó khăn. Đề bạt cán bộ quản lý phải có năng lực về nghiệp vụ và công tác quản lý, làm tốt công tác tham mưu cho Ban chỉ đạo THADS cùng cấp và cấp uỷ, chính quyền địa phương để tổ chức thực hiện cơng tác chun mơn có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Ths luat học thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự ở tỉnh bắc ninh (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w