Hồn thiện pháp luật về thi hành án dân sự và các quy định pháp luật khác có liên quan đến Thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu Ths luat học thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự ở tỉnh bắc ninh (Trang 85 - 87)

- Tình hình kinh tế xã hộ

3.2.1.1. Hồn thiện pháp luật về thi hành án dân sự và các quy định pháp luật khác có liên quan đến Thi hành án dân sự

pháp luật khác có liên quan đến Thi hành án dân sự

Luật THADS được Quốc hội nước ta thơng qua ngày 14/11/2008 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2009. Sau khi Luật THADS được ban hành, ngày 29/12/2009 Bộ trưởng Bộ tư pháp đã ban hành Quyết định số 2425/QĐ- BTP về việc ban hành Kế hoạch thực hiện luật THADS và Nghị quyết Quốc hội về thi hành luật này. Chính phủ, các Bộ, ngành đã ban hành hơn 30 văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật này. Việc triển khai và thực hiện Luật THADS đến nay đã góp phần làm cho cơng tác THADS có nhiều chuyển biến, tuy nhiên nó cũng đã bộc lộ khá nhiều bất cập, một số quy định không phù hợp hay bị chồng chéo mâu thuẫn với các quy định trong các ngành luật khác gây khó khăn cho cơng tác THA đó là nguyên nhân của án tồn đọng và khiếu kiện kéo dài.

Nguyên nhân án dân sự trong hình sự tồn đọng nhiều là do các quy định còn nhiều bất cập, thiếu khả thi đối với các khoản tiền phạt, trong các vụ án ma tuý, đánh bạc, …Vì vậy, trên cơ sở Luật THADS năm 2008, Quốc hội

cũng cần nghiên cứu, nhanh chóng sửa đổi, bổ sung thêm chính sách khoan hồng trong Bộ luật hình sự, coi việc khắc phục được hậu quả về thiệt hại tài sản trước khi bị cáo đưa ra xét xử là cơ sở để xem xét giảm hình phạt tù tương ứng với số lượng tài sản, kể cả trong việc xét giảm, miễn thời hạn chấp hành phạt tù; giảm hình phạt tiền. Đồng thời, tiến hành rà sốt các nghị định, chỉ thị, thông tư để sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn kịp thời các văn bản pháp luật về THADS thuộc thẩm quyền, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất cho hoạt động THADS. Trong đó, thực hiện các nội dung trong Luật THADS và các Bộ luật hình sự, Tố tụng hình sự, Tố tụng dân sự có liên quan đến cơng tác THADS như xét miễn, giảm THADS; các biện pháp bảo đảm, các biện pháp cưỡng chế THADS; ban hành trình tự, thủ tục thi hành các quyết định trong vụ án hành chính khơng liên quan đến tài sản và THADS có yếu tố nước ngoài... tạo tiền đề cho cơ quan THADS và các cơ quan có liên quan thực hiện thống nhất.

Tiếp tục xây dựng được cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy hợp lý, xác định rõ trách nhiệm quản lý một cách toàn diện, tập trung, thống nhất hoạt động THADS từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm gắn việc theo dõi, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn với nhận xét đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ. Ở cấp Trung ương cũng phải có chức danh CHV cao cấp, đây sẽ là lực lượng vừa thực hiện chức năng chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, vừa thực hiện trực tiếp nhiệm vụ THADS đối với những vụ việc THA khó khăn phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa phương và có yếu tố nước ngồi. Đồng thời, cần xây dựng tiêu chí cụ thể xác định việc có điều kiện THA và khơng có điều kiện THA làm cơ sở để các cơ quan THADS địa phương rà soát, xác minh, phân loại án, lập báo cáo, thống kê chính xác tiến tới giải quyết dứt điểm vụ việc.

Tiếp tục hồn thiện pháp luật về cơng tác giám sát, thơng qua các hoạt động giám sát, kiểm sát để đánh giá những hành vi hợp pháp, không hợp pháp

của các cơ quan THADS, CHV và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến THADS. Thực tiễn ở Bắc Ninh cho thấy, ở địa phương nào, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, Viện kiểm sát và nhân dân tích cực giám sát, kiểm sát cơng tác THADS thì ở nơi đó THADS đạt kết quả cao.

Một phần của tài liệu Ths luat học thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự ở tỉnh bắc ninh (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w