Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Ths luat học thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự ở tỉnh bắc ninh (Trang 64 - 81)

- Tình hình kinh tế xã hộ

2.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

* Nguyên nhân chủ quan:

Một là, một số địa phương cấp uỷ Đảng, chính quyền chưa thực sự

quan tâm đến công tác THADS. Thực tế cho thấy ở một số địa phương sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác THADS của cấp uỷ Đảng, chính quyền khơng đồng đều. Có địa phương rất quan tâm, thường xuyên theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra cơng tác THADS, hỗ trợ kinh phí, phối hợp trong cơng tác THADS nhưng cịn có địa phương do bận nhiều cơng việc nên cấp uỷ Đảng, chính quyền chỉ đạo chưa thường xuyên, thiếu sự kiểm tra, không sát sao công tác THADS. Ở một số địa phương, Ban chỉ đạo THADS hoạt động cịn hình thức, chưa đúng quy chế, làm hạn chế vai trò của Ban chỉ đạo THADS. Thực tế cho thấy rằng, ở đâu cấp uỷ chính quyền quan tâm đến cơng tác thi hành án thì ở đó kết quả đạt được rất cao.

Cơng tác giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc các cấp chưa được thường xuyên, chưa phát hiện hết được các sai sót của các cơ quan THADS và CHV. Trong đó, Hội đồng nhân dân các cấp còn hạn chế trong vai trò giám sát thực hiện pháp luật THADS, việc chất vấn, yêu cầu các cơ quan chức năng giải trình những vi phạm trong cơng tác THADS chưa thường xuyên, chưa xây dựng được biện pháp bảo đảm thực hiện tốt pháp luật THADS ở địa phương mình, cịn mang dấu ấn những vụ việc nhỏ lẻ có tính chất cá nhân, chưa đưa chỉ tiêu về THADS vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Công tác phối hợp giữa cơ quan THADS với các cơ quan chức năng ở một số địa phương (cấp huyện) chưa được quan tâm, đồng bộ. Một số cơ quan ban ngành cịn né tránh đùn đẩy trách nhiệm khơng thực hiện các quyết định về thi hành án gây cản trở cho công tác thi hành án. Trong đó, các Ban chỉ đạo THADS chưa tham mưu được cho Hội đồng nhân dân, UBND ban hành các quy chế phối hợp giữa cơ quan THADS với các cơ quan bảo vệ pháp luật; với

các tổ chức, cơ quan khác như Bảo hiểm xã hội, ngân hàng, tổ chức tín dụng, tài chính, cơ quan chủ quản của người phải thi hành án... về công tác phối hợp THADS.

Hai là, cơ quan THADS, CHV, Thẩm tra viên và cán bộ chưa thực hiện

tốt trách nhiệm được giao, chưa tận tụy với công việc, với ngành, nghề đã chọn, tư tưởng không ổn định, sự chuyển dịch cán bộ công chức sang ngành nghề khác còn nhiều.

- Đối với các cơ quan THADS: một số ít cơ quan THADS cấp huyện cịn bộc lộ những hạn chế trong việc tranh thủ ý kiến chỉ đạo và tham mưu của Ban chỉ đạo THADS, của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn những vụ việc tồn đọng trong THADS; còn thụ động, chưa kịp thời thực hiện việc đôn đốc THA và trông chờ sự hướng dẫn, hỗ trợ từ cấp trên; việc xử lý tang vật của một số bản án có hiệu lực pháp luật cịn để kéo dài; việc chi trả tiền còn chậm, dẫn tới tiền tồn ở tài khoản và tiền mặt còn nhiều.

Về trình độ, kinh nghiệm quản lý, điều hành cơng việc cũng như trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cơng chức chủ chốt cịn hạn chế, trình độ chun mơn chưa ngang tầm với nhiệm vụ, từ đó có những vụ việc khó khăn, phức tạp, tồn đọng nhưng các đơn vị khơng có khả năng chủ động tham mưu, đặc biệt là lập kế hoạch để trình, đề xuất ý kiến với UBND hoặc Ban chỉ đạo THADS xem xét, giải quyết. Trong công tác quản lý, chỉ đạo, lãnh đạo cơ quan THADS chưa kiên quyết, thiếu kiểm tra để CHV thực hiện khơng đúng như bản án đã tun, trì hỗn việc thi hành án. Việc theo dõi, phân loại án có điều kiện và chưa có điều kiện thi hành cịn bng lỏng, tuỳ tiện, thiếu chính xác và để kéo dài khơng có biện pháp thi hành hoặc thi hành khơng đúng nội dung bản án. Nhiều việc chậm xác minh, khơng tích cực đơn đốc việc THA hoặc không kiên quyết áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo pháp luật gây phiền hà cho nhân dân. Đối với những vụ việc có điều kiện thi hành thì các

đơn vị có trách nhiệm lại chưa đầu tư thời gian, biện pháp để tổ chức thi hành dứt điểm. Trong công tác giải quyết khiếu nại về THADS, nhiều vụ việc trả lời thiếu khách quan, không đảm bảo thời hạn thi hành án.

Về thống kê THADS, phần lớn các đơn vị thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo thống kê THADS, lập và gửi đầy đủ, đúng hạn báo cáo thống kê THADS. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn một số đơn vị chưa lập hoặc lập không đầy đủ, gửi chậm hoặc gửi thiếu báo cáo biểu mẫu thống kê theo mẫu quy định.

- Đối với CHV, Thẩm tra viên, công chức của cơ quan THADS: trong

những năm qua, việc luân chuyển, điều động CHV, công chức THADS và đào tạo nguồn bổ nhiệm CHV, tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng cho công chức THADS đã được triển khai có hiệu quả; nhiều CHV, cơng chức đã nỗ lực khắc phục mọi khó khăn để hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận CHV, cơng chức yếu về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, hạn chế kinh nghiệm thực tiễn, cá biệt cịn có cơng chức, CHV chưa tâm huyết với ngành nên chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ cơng tác. Trong q trình thực hiện nhiệm vụ cịn có CHV, cơng chức THADS có hiện tượng thiếu trách nhiệm, thiếu tận tụy trong công việc, chưa sát với thực tiễn, sa sút về đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp, thiếu tinh thần trách nhiệm, không chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật.

Ba là, cơng tác tun truyền giáo dục pháp luật cịn những hạn chế nhất

định. Để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, ngoài việc xây dựng một hệ thống pháp luật hồn chỉnh, phù hợp với trình độ phát triển của kinh tế - xã hội còn cần phải tiến hành nhiều biện pháp khác tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển toàn diện ý thức pháp luật. Một trong các biện pháp có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc thực hiện pháp luật về THADS là không ngừng tuyên truyền, bồi dưỡng, giáo dục pháp luật THADS cho các chủ thể thực hiện pháp luật THADS. Tuy nhiên, trong nhiều năm nay, cơng tác này

cịn hạn chế, các cơ quan truyền thanh, truyền hình, báo chí làm chưa tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật THADS. Hội đồng nhân dân các cấp ở tỉnh Bắc Ninh chưa làm tốt công tác giám sát việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật THA ở địa phương, đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng cịn nhiều người dân thậm chí cả các cơ quan liên quan đến cơng tác THADS cũng chưa nắm và hiểu được pháp luật THADS, nên việc thực hiện pháp luật về THADS chưa nghiêm.

Bốn là, một số cơ quan Nhà nước có thẩm quyền can thiệp vào việc

THADS. Thực tế cho thấy, có bản án đã có hiệu lực pháp luật, cơ quan THADS đang thi hành hoặc đã thi hành xong, nhưng khi có khiếu nại của đương sự thì các cơ quan chức năng như Viện kiểm sát, Tồ án nhân dân, Văn phịng Uỷ ban nhân dân, Văn phòng Quốc hội... yêu cầu cơ quan THADS phải báo cáo giải trình, hoặc u cầu hỗn THA, kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm và rút hồ sơ lên nghiên cứu nhưng khơng có kết quả giải quyết, để vụ việc kéo dài.... Có những vụ, cơ quan THADS lên lịch cưỡng chế đến nhiều lần nhưng khơng thành vì các ngành khơng phối hợp, chính quyền địa phương không ủng hộ.

Năm là, một số cơ quan chức năng, tổ chức và cá nhân thực hiện pháp

luật THADS chưa phát huy đầy đủ trách nhiệm theo quy định của pháp luật, chưa tạo ra mối quan hệ phối hợp hiệu quả:

Về phía cơ quan Tịa án: theo qui định tại Điều 26, 27, 28 Luật THADS

thì Tịa án đã ra Bản án, quyết định phải cấp cho đương sự Bản án, quyết định có ghi “để thi hành” và phải giải thích cho đương sự, đồng thời, ghi rõ trong Bản án, quyết định về quyền yêu cầu, nghĩa vụ THA, thời hạn yêu cầu THA; gửi Bản án, quyết định cho cơ quan THADS có thẩm quyền trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra Bản án, quyết định và gửi kèm theo bản sao biên bản về việc kê biên, tạm giữ tài sản, thu giữ vật chứng hoặc tài liệu khác có liên quan (nếu có). Đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm

thời thì Tịa án đã ra quyết định phải chuyển giao cho cơ quan THADS ngay sau khi ra quyết định.

Tuy nhiên, vẫn cịn tình trạng một số Tịa án ở các thời điểm khác nhau chuyển giao không đầy đủ các Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan THADS tổ chức THA; khơng giải thích cho đương sự quyền và nghĩa vụ yêu cầu thi hành án; việc cấp, chuyển giao Bản án, quyết định của Toà án cho đương sự, cho các cơ quan THADS, Viện kiểm sát còn chậm... một số Bản án, quyết định do Tịa án tun có sai sót như: khơng tun khơng rõ ràng, chính xác về địa chỉ của bị cáo; không xác định được mốc, ranh giới với phần đất liền kề; có sai lệnh về diện tích đo đạc giữa bản án với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hiện trạng thực tế. Trong những trường hợp như vậy, khi tổ chức THA, Cơ quan THADS gặp rất nhiều khó khăn vì giữa các đương sự không tự thỏa thuận được với nhau, dẫn tới khiếu nại kéo dài, vượt cấp. Trong khi đó, Cơ quan THADS u cầu Tịa án đính chính, giải thích và trả lời kiến nghị… thì chậm nhận được trả lời, thậm chí, khơng nhận được trả lời, làm ảnh hưởng rất nhiều trong quá trình tổ chức THA.

Đối với Viện kiểm sát nhân dân: Theo quy định tại Điều 12 Luật

THADS qui định: “Viện kiểm sát các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình kiểm sát việc tuân theo pháp luật về THA của cơ quan THADS, CHV, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc THA nhằm bảo đảm việc THA kịp thời, đầy đủ, đúng pháp luật”. Như vậy, các cơ quan mà Viện kiểm sát trong công tác THADS không chỉ cơ quan THADS, CHV mà cả các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến cơng tác THADS, tuy nhiên trên thực tế một số Viện kiểm sát chỉ chú trọng kiểm sát cơ quan THADS, CHV mà chưa tích cực cùng Cơ quan THADS tháo gỡ vướng mắc khó khăn các vụ việc THADS tồn đọng dẫn đến đơn thư khiếu nại, tố cáo THA kéo dài.

Về phía cơ quan Cơng an: theo khoản 4 Điều 71 Luật THADS quy

an có trách nhiệm lập kế hoạch bảo vệ cưỡng chế, bố trí lực lượng, phương tiện cần thiết để giữ gìn trật tự, bảo vệ hiện trường, kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi tẩu tán tài sản, hành vi cản trở, chống đối việc THA, tạm giữ người chống đối, khởi tố vụ án hình sự khi có dấu hiệu phạm tội”. Để tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác THADS, sự phối hợp hiệu quả của Lực lượng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp đã tạo điều thuận lợi cho cơ quan THADS trong vụ việc cưỡng chế THA và giải quyết vụ việc tồn đọng. Tuy nhiên, xét về mặt bản chất và tổ chức thực hiện, đây là một vấn đề khó khăn phức tạp, bởi lẽ khơng ít các cơ quan Cơng an do khơng nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của THADS, nên không phối hợp thực hiện yêu cầu của CHV và cơ quan THADS, thậm trí có một số cơ quan cơng an cịn lấn sâu vào cơng việc chun mơm của CHV. Bên cạnh đó, cho đến nay mới chỉ có Lực lượng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp chung, chưa hình thành được Lực lượng cảnh sát tư pháp chuyên trách bảo vệ cưỡng chế THADS nên thực tế khi tiến hành cưỡng chế, việc phối hợp với cơ quan Cơng an cịn có những trở ngại, hiệu lực, hiệu quả khơng cao...

Sáu là, công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp ở Bắc Ninh chưa

thực sự nhịp nhàng, đồng bộ.

Công tác THADS là giai đoạn tiếp theo của quá trình tố tụng, vì vậy kết quả các hoạt động tố tụng trước đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc tổ chức THADS. Nếu các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử mà không thực hiện đầy đủ các biện pháp ngăn chặn như: kê biên, phong toả, tạm giữ tài sản của người phạm tội (nhất là đối với những vụ án tham nhũng, bn lậu, ma t) thì đến giai đoạn THADS, người phải THA đã tẩu tán hết tài sản sẽ làm cho số án này trở thành những vụ việc khơng có điều kiện thi hành hoặc tài sản được các cơ quan tiến hành tố tụng tạm giữ nhưng lại không chuyển giao đầy đủ, kịp thời hồ sơ cho cơ quan THADS nên gây khó khăn cho việc xử lý tài sản THA. Đồng thời, để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong cơng tác THADS, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã có nhiều điều luật qui định về một số tội phạm

liên quan đến việc THA như Điều 304: tội không chấp hành án; Điều 306: tội cản trở việc THA; Điều 310: tội vi phạm niêm phong, kê biên tài sản... Do chưa có sự phối hợp thống nhất giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc xử lý các hành vi không chấp hành án, chống đối cản trở việc THA... nên nhiều việc cơ quan THADS đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các đối tượng có các hành vi nêu trên, nhưng khơng được cơ quan Điều tra hoặc Viện kiểm sát chấp nhận. Thực tế, số vụ việc được đưa ra xét xử về các tội danh khơng chấp hành án rất ít và hầu như khơng có.

Cơng tác giám sát của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng và nhân dân mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng cơng tác này chủ yếu được thực hiện thông qua các hội nghị, chất vấn tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân nên chưa đi sâu vào giám sát cụ thể, chi tiết. Những vụ việc được đưa ra chất vấn thường khơng điển hình mang nặng tính cá nhân.

Cơng tác hợp giữa cơ quan THADS với Viện kiểm sát, Toà án trong việc xét miễn, giảm đối với khoản thu nộp ngân sách Nhà nước theo quy định tại Điều 61 Luật THADS còn chậm nên chưa giảm đáng kể lượng vụ việc tồn đọng. Công tác phối hợp giữa cơ quan THADS với các các Ngân hàng, Tổ chức tín dụng, Kho bạc, Bảo hiểm đối với việc xử lý tài sản của người phải THA chưa thực sự tốt, như không nghiêm chỉnh chấp hành yêu cầu của cơ quan THADS về việc cung cấp tài khoản, không kịp thời thực hiện quyết định phong toả tài khoản, khấu trừ tiền trong tài khoản... thậm trí có tổ chức tín dụng cịn tạo điều kiện cho người phải THA tẩu tán tài sản làm mất hiệu lực biện pháp cưỡng chế.

* Nguyên nhân khách quan:

Thực tiễn thực hiện pháp luật THADS còn những tồn tại, hạn chế là do một số nguyên nhân khách quan sau:

Một là, một số quy định về pháp luật THADS cịn bất cập:

Pháp luật về THADS vẫn chưa có những qui định cụ thể, phù hợp bảo đảm cho các cơ quan THADS thi hành dứt điểm đối với các vụ việc liên quan

đến các quy định hình phạt tiền và các khoản phải thi hành lớn như các tội phạm về ma tuý, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, cướp... qua xác minh bị cáo đang chấp hành hình phạt tù, kinh tế khó khăn, khơng có tài sản hoặc có khơng đáng kể. Mặc dù, pháp luật về THADS đã quy định một số giải pháp để giảm bớt vụ việc tồn đọng như miễn, giảm án

Một phần của tài liệu Ths luat học thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự ở tỉnh bắc ninh (Trang 64 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w