Sự cần thiết phải phát triển kinh tế du lịc hở nước ta

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri kinh tế du lịch ở tỉnh gia lai (Trang 25 - 31)

Phát triển KTDL là một yêu cầu cấp thiết đối với nước ta trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Nó bắt nguồn từ vai trò và tác dụng của ngành kinh tế này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, đối với các ngành kinh tế khác có liên quan nói riêng.

Một là, thông qua phát triển kinh tế du lịch nguồn lực của đất nước được đưa vào sử dụng tạo ra của cải.

Như trên đã nêu nguồn lực của KTDL bao gồm tài nguyên du lịch, các kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật cho phát triển du lịch. Các nguồn lực này chỉ có giá trị sử dụng cao khi phát triển các hoạt động kinh doanh du lịch, đưa vào sản xuất ở các ngành kinh tế khác thì không hiệu quả.

Ngồi các ng̀n lực trên, việc phát triển KTDL sẽ là điều kiện để thu hút một bộ phận nhân lực của xã hội, tạo việc làm và thu nhập cho lao động. Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) cho biết du lịch là ngành có tiềm năng trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo nhiều việc làm sau khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009. Du lịch và lữ hành có tiềm năng lớn để đóng vai trò căn bản trong thời kỳ phục hồi sau khủng hoảng thông qua cung cấp việc làm, cơ sở hạ tầng, thúc đẩy buôn bán và phát triển. Du lịch là ngành sử dụng lao động nhiều nhất ở hầu hết các nước và cũng là ngành tuyển lao động đầu vào nhanh, trực tiếp hoặc thông qua các dịch vụ liên

quan như xây dựng và thương mại. Chẳng hạn, theo thống kê của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), năm 2000 có tới 10,7% lực lượng lao động trên thế giới có liên quan đến du lịch; năm 2005 cứ 8 lao động thì có một người làm trong ngành kinh tế du lịch. Năm 2006, ngành du lịch thế giới tạo việc làm cho 76,7 triệu lao động, trong đó có 2,5 triệu chỗ làm mới. Mỗi quốc gia cứ đón thêm được 10 du khách quốc tế thì có thể tạo ra 2,2 việc làm gián tiếp mới. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), trong thời gian từ giữa năm 2008 và 2009, bất chấp khủng hoảng kinh tế tồn cầu, sớ việc làm được ngành du lịch tạo ra vẫn tăng 1%, riêng số việc làm do du lịch tạo ra ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng 4,6% [35].

Nước ta có nhiều tài nguyên du lịch, nên việc phát triển KTDL lại càng cần thiết, đó không chỉ là điều kiện để khai thác các nguồn lực mà còn là cách để tăng thêm cơ hội việc làm và nhu nhập cho người dân, góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Chẳng hạn, năm 2005, ngành du lịch nước ta đã tạo việc làm cho 625.000 lao động, trong đó có 195.000 lao động trực tiếp và gần 430.000 lao động gián tiếp. Năm 2010, ngành du lịch đảm bảo gần 1.200.000 lao động (trong đó có 380.000 lao động trực tiếp và 840.000 lao động gián tiếp). Dự báo năm 2015, lượng lao động này là 1.710.240 lao động (trực tiếp 503.200, gián tiếp 1.207.040) [57].

Hai là, phát triển kinh tế du lịch là điều kiện để thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.

Thông qua phát triển KTDL, các ngành kinh tế khác có thêm điều kiện phát triển, mở rộng thêm thị trường tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Trước hết, KTDL phát triển sẽ trực tiếp làm tăng quy mô của các các dịch vụ kinh doanh ăn uống, khách sạn nhà hàng, vui chơi giải trí, vì nó thêm lượng cầu từ các du khách. KTDL phát triển đòi hỏi giao thông vận tải phải phát triển để đáp ứng các yêu cầu vận tải hàng hóa và hành khách. Thực tế cho thấy khi KTDL phát triển, thì việc đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, vận

tải, thông tin, liên lạc... được mở rộng hơn. Tất nhiên, sự phát triển của các ngành này lại là điều kiện để mở rộng việc phát triển ngành KTDL.

Sự phát triển của KTDL sẽ thúc đẩy hoạt động của ngành thương mại, nhất là khi có nhiều du khách quốc tế thì đây là điều kiện để ngành thương mại mở rộng việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Lượng du khách tăng lên trong hoạt động du lịch còn là điều kiện để các doanh nghiệp trong nền kinh tế quảng bá sản phẩm của mình; tạo điều kiện cho ngành văn hóa quảng bá hình ảnh Việt Nam với thế giới, cho mở rộng giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền, giữa trong nước và quốc tế, góp phần giáo dục truyền thống, đào tạo kiến thức và rèn luyện, bồi dưỡng thể chất, tinh thần cho các tầng lớp dân cư. Việc phát triển KTDL ở các vùng biên giới, hải đảo còn góp phần tích cực vào việc khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển và trên đất liền. Nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế, bảo đảm cho các hoạt động hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn vào các quan hệ kinh tế quốc tế trong khu vực và trên thế giới.

Chính vì tác dụng trên, nên nhiều nước đã coi phát triển KTDL là một giải pháp quan trong nhằm “lôi kéo” các ngành kinh tế khác phát triển. Ở nước ta, ngành KTDL có vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu của nền kinh tế quốc dân, là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Ba là, sự phát triển của KTDL góp phần quan trọng vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế.

Sự phát triển của KTDL không chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác, mà còn góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ. Trên thực tế, tỷ trọng của ngành du lịch trong GDP của nhiều nước ngày càng tăng lên. Ngành du lịch đã và đang có vị trí quan trọng đóng góp vào giá trị sản lượng của nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển, biến đổi theo chiều

hướng tỷ trọng của công nghiệp tăng lên, còn của nông nghiệp giảm xuống trong GDP và trong tổng lực lượng lao động xã hội; còn ở các nước phát triển thì tỷ trọng của cả hai ngành này đều giảm xuống. Tuy nhiên, tỷ trọng của KTDL cùng với các ngành kinh tế dịch vụ khác ngày một tăng lên trong GDP của mỗi nước bất kể đó là nước phát triển hay đang phát triển. Ví dụ, giai đoạn 2001-2010, tớc độ tăng trưởng bình quân tổng giá trị của ngành du lịch nước ta trên 11%/năm, trong khi đó tộc độ tăng trưởng chung (GDP) của toàn bộ nền kinh tế là 7,3%/năm, tức là mức tăng trưởng du lịch gấp 1,51 lần mức tăng trưởng GDP của nền kinh tế. Ở Trung Quốc, năm 2005 tăng trưởng du lịch đạt 12,8%, còn tăng trưởng kinh tế đạt 8,4%, tức là tăng trưởng du lịch gấp 1,52 lần so với tăng trưởng GDP của nước này. Theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) và Hiệp hội Lữ hành quốc tế (WTTC) năm 2006 thu nhập của ngành du lịch chiếm 11,5% GDP toàn thế giới.

Sự tăng trưởng nhanh của ngành KTDL không chỉ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng ngày càng hợp lý và hiện đại hơn, mà còn góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ, tỷ trong lao động làm việc trong các ngành dịch vụ, sản xuất phi vật chất tăng lên trong tổng lực lượng lao động xã hội.

Đối với nước ta hiện nay, sự phát triển của ngành KTDL không chỉ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ mà còn là một giải pháp chuyển một bộ phận người lao động làm việc trong nông nghiệp với thu nhập thấp sang lao động trong ngành dịch vụ có thu nhập cao hơn, tạo điều kiện để chuyển một bộ phận nguồn lực đất nông nghiệp sang phát triển công nghiệp, đô thị, góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Do sự tăng trưởng nhanh của ngành KTDL nên sự đóng góp của nó trong GDP của nền kinh tế ngày càng tăng lên. Theo số liệu của ILO, ngành du lịch và lữ hành hiện tạo ra 9% tổng thu nhập nội địa toàn cầu và đã cung cấp hơn 235 triệu việc làm trong năm 2010, tương đương 8% tổng việc làm tồn cầu. Du

lịch q́c tế có thể bị tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội nhưng sẽ tăng trưởng nhanh chóng trong thập kỷ tới, dự báo sẽ tạo ra 296 triệu việc làm vào năm 2019, tức là nhiều hơn so với năm 2010 khoảng 61 triệu việc làm, mỗi năm bình quân tạo thêm gần 7 triệu việc làm trên toàn cầu [35].

Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), năm 2010, ngành du lịch tại hầu hết các khu vực của thế giới đều tăng trưởng. Trong đó, dẫn đầu là khu vực châu Á Thái Bình Dương tăng 14% và Trung Đông tăng 20%. Sri Lanka, Nhật Bản, Việt Nam cùng với Myanmar có mức tăng trưởng du lịch được UNWTO đánh giá là rất ấn tượng tại khu vực châu Á. Một số điểm đến tại châu Á đã có mức tăng trưởng cao gồm: Sri Lanka 49%, Nhật Bản 36%, Việt Nam và Myanmar 35%, Hồng Kông và Macao (Trung Quốc) 23%, Singapore 23%.

Theo thông tin từ Tổng cục Du lịch Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của khách quốc tế đến nước ta trong nửa đầu năm 2010 đạt 32,6%. Tổng cộng, đã có trên 2,51 triệu lượt khách quốc tế đến trong thời điểm này. Trong khi đó, mảng du lịch nội địa đã có khoảng 17 triệu lượt khách, bằng hơn 2/3 tổng lượt khách đi du lịch của cả năm 2009 [31]. Năm 2010, ngành du lịch đã đóng góp 6,5% vào GDP của nền kinh tế nước ta. Nếu theo cách tính của UNWTO, để tính đóng góp của du lịch vào GDP cần phải tính theo hệ sớ nhân, vì còn có những hoạt động gián tiếp của các ngành khác vào du lịch theo chỉ số là 2,3 thì đóng góp của KTDL vào GDP là 9,2%.

Cùng với gia tăng tỷ trọng trong GDP, ngành KTDL còn góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Do KTDL phát triển đã tăng thêm lượng ngoại tệ thu được hàng năm cho đất nước. Chẳng hạn, năm 2005 lượng khách quốc tế đến nước ta là 3,43 triệu lượt khách và chi tiêu bình quân một lượt khách là 1.282,3 USD, số ngoại tệ thu được năm 2005 từ khách quốc tế trên 4,39 tỉ USD [5]. Nguồn thu nhập từ kinh tế du lịch đóng góp cho ngân sách quốc gia

tăng trung bình 16%/năm, năm 1995 đạt 8.000 tỉ đồng, năm 2000 là 20.500 tỉ đồng, năm 2006 xấp xỉ 36.000 tỉ đồng [58]. Hoạt động du lịch đóng góp thu nhập đáng kể cho quốc gia, tỉ trọng GDP du lịch trong tổng GDP của cả nước năm 1997 là 3,26%, năm 2005 là 4,5%, năm 2010 khoảng 6,5%.

Thực tế nước ta cho thấy, ở đâu du lịch phát triển, thì ở đó có diện mạo đô thị và nông thôn mới, đời sống của người dân khá lên, rõ nhất là ở các trọng điểm du lịch và các địa phương như Sa Pa (Lào Cai), Cát Bà (Hải Phòng), Bích Động (Ninh Bình), Huế (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Mũi Né (Phan Thiết), Bình Châu (Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu), Đà Lạt (Lâm Đồng),...

Bốn là, phát triển của KTDL nhằm nâng cao hiệu quả quảng bá hình ảnh đất nước trên trường quốc tế, tạo sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, góp phần mở rộng các quan hệ quốc tế.

Du lịch là ngành xuất khẩu sản phẩm vô hình. Thông qua hoạt động du lịch, du khách có dịp mở rộng tầm hiểu biết sâu hơn về nền văn hóa, lịch sử, truyền thống, bản sắc của mỗi dân tộc, tạo nên cầu nới, thúc đẩy sự giao lưu chính trị, kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc.

Các doanh nhân thông qua việc di du lịch, một mặt để thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí sau những ngày làm việc căng thẳng, mặt khác còn để tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới tốt hơn. Với sự phát triển các loại hình du lịch, nhất là du lịch văn hóa - lịch sử không chỉ là điều kiện để khôi phục các lễ hội và nghề truyền thống, để bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, giáo dục ý thức tự hào và coi trọng các giá trị văn hóa cho các thế hệ người dân trong nước, mà còn là điều kiện để giới thiệu với nhân dân các nước giúp họ hiểu biết sâu sắc hơn truyền thớng, bản sắc văn hóa của Việt Nam, tính mến khách, thân thiện của con người Việt Nam trong nền văn hóa thế giới. KTDL phát triển góp phần khôi phục và phát triển các giá trị văn hóa tinh thần của xã hội. Các lễ hội truyền thống, các nét văn hóa đặc trưng độc đáo của các dân tộc, các cộng đồng dân

cư sẽ được quảng bá rộng rãi không chỉ ở trong nước mà còn ra ngồi nước thơng qua phát triển KTDL. Thông qua phát triển KTDL, người dân trong nước có thêm điều kiện tiếp xúc với du khách thập phương, tiếp xúc với các giá trị văn hóa trên thế giới, hiểu biết của họ được nâng lên, nhờ đó có thể xóa bỏ dần những hủ tục lạc hậu đã và đang tồn tại ở địa phương như ma chay, cúng bái, phân biệt đối xử với phụ nữ…

Việc phát triển ngành kinh tế này còn góp phần thực hiện tớt hơn chính sách mở cửa, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.

Nhận thức về sự cần thiết phát triển KTDL ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương ưu tiên cho phát triển ngành kinh tế này. Đại hội X của Đảng đã chủ trương trong giai đoạn 2006-2010: “Ưu tiên các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao. Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống, như vận tải, thương mại, du lịch, ngân hàng, bưu chính - viễn thơng” [16]. Chiến lược phát triển ngành du lịch của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 97/2001/QĐ ngày 22/7/2002 đã xác định: Phát triển ngành du lịch Việt Nam trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác quốc tế, góp phần thực hiện CNH, HĐH đất nước. Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực.

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri kinh tế du lịch ở tỉnh gia lai (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w