Tiềm năng lợi thế của tỉnh Gia Lai trong phát triển kinh tế du lịch

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri kinh tế du lịch ở tỉnh gia lai (Trang 47 - 52)

2.1.1.2. Tiềm năng lợi thế của tỉnh Gia Lai trong phát triển kinh tếdu lịch du lịch

Tỉnh Gia Lai có tiềm năng lớn về phát triển KTDL. Xuất phát từ điều kiện địa lý, là vùng núi cao có nhiều cảnh quan tự nhiên cũng như nhân tạo, Gia Lai có tiềm năng du lịch rất phong phú. Đó là những khu rừng nguyên sinh với hệ thống động thực vật phong phú, nhiều ghềnh thác, suối, hồ như Biển Hồ là một thắng cảnh nổi tiếng. Biển Hồ được xem như là một đôi mắt của thành phố núi Pleiku.

Nhiều núi đồi có tên gọi gắn với các truyền thuyết lâu đời của các dân tộc như Cổng Trời Mang Yang, đỉnh Hàm Rồng. Cảnh quan nhân tạo có các rừng cao su, đồi chè, cà phê, tiêu bạt ngàn. Kết hợp với các tuyến đường rừng, có các tuyến dã ngoại bằng thuyền trên sông, cưỡi voi xuyên rừng, trekking...

Bên cạnh sự hấp dẫn của thiên nhiên hùng vĩ, tỉnh Gia Lai còn có nền văn hóa lâu đời đậm đà bản sắc núi rừng của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, chủ yếu là JRai và Barnah. Đã có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, thiên nhiên đã được công nhận, đặc biệt là không gian văn hóa cồng chiêng đã được UNESCO công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Thêm vào đó, tỉnh Gia Lai có bề dày lịch sử được thể hiện qua các di tích lịch sử văn hóa như khu di tích Tây Sơn thượng đạo, căn cứ địa của anh hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ; làng kháng chiến Stơr, quê hương của anh hùng Núp; các địa danh gắn liền với chiến công trong 2 cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân, đế quốc của dân tộc như Pleime, Cheo reo, Đak pơ, Kanat...

Những điểm du lịch trong thành phớ khơng nhiều, ngồi khu vui chơi giải trí là hờ Đức An, Biển Hờ, khu du lịch Về Nguồn, Công viên văn hóa

Đồng Xanh, sân vận động, rạp chiếu phim,... còn có một số quán cà phê lớn khơng gian rộng và thống mát. Ven thành phố và các vùng phụ cận có rất nhiều thác nước đẹp như: thác Phú Cường, thác Lờ Ơ, thác Chín tầng, ...

Dưới đây là một số tiềm năng phát triển KTDL của tỉnh Gia Lai:

- Thác Phú Cường: nằm ở xã Dun, huyện Chư Sê, cách Thành phớ

Pleiku 45km về phía Tây Nam, thác có độ cao cột nước khoảng 45m, đã từ lâu thác Phú Cường được nhiều người biết đến bởi vẻ đẹp tự nhiên, thảm thực vật xanh tốt, nằm trên dòng chảy suối La Peet đổ ra sông Ayun về hạ nguồn xuống hồ Ayun Hạ. Khu vực thác Phú Cường đang được ngành du lịch lập quy hoạch chi tiết cho phát triển du lịch.

- Thác Công Chúa: Thác thuộc xã la Mơ Nông huyện Chư Pah, cách thành phớ Pleiku 50km về phía Tây Bắc, đây là một thác nước tự nhiên tuy không cao, nhưng địa hình rất đẹp. Thác nước được dàn trải bởi nhiều tầng đá thấp theo chiều xuôi xuống, với những bậc lên xuống dễ dàng, nước chảy không dữ dội mà êm đềm. Với vẻ đẹp lãng mạng của mình, thác Công Chúa đúng như tên gọi của nó - như một nàng Công Chúa giữa chốn rừng xanh.

- Thác Ya Ma - Yang Yung: Cách thị trấn Kông Chro 3km, cách thành phớ Pleiku 120km về phía Đơng, đây là hai thác nước được tạo bởi khúc gấp của sông Ba đoạn ngang qua thị trấn Kông Chro. Thác Ya Ma (còn gọi là thác nhỏ) dòng chảy êm dịu, trên nền những bậc đá nối tiếp nhau, đi bộ dọc theo chiều dòng chảy của sông 3km ta gặp một thác nước khác có cột nước cao hơn, như được nứt ra từ giữa dòng sông, tạo thành hai vách đá dựng đứng hai bên, đó là thác Yang Yung (còn gọi là thác lớn).

- Thác Ia Nhí: thuộc xã Nhơn Hòa huyện Chư Sê, cách thành phớ Pleiku 70km về phía Nam, được tạo bởi śi Ia Lốp, tuy không có độ cao bằng thác Phú Cường, song bề mặt của thác rộng và dòng chảy êm dịu. Đây là điểm du lịch sinh thái dã ngoại hấp dẫn, Công ty Dịch vụ - Du lịch tỉnh đã chọn khu vực thác Ia Nhí để mở tour du lịch cưỡi voi dã ngoại trong rừng và nghỉ ngơi picnic tại thác.

- Thác Lệ Kim: Thuộc địa bàn xã Ia Tô, là một thắng cảnh đẹp của huyện Ia Grai, cách trung tâm huyện khoảng 15km, cách thành phố Pleiku 35km về phía Nam, thác Lệ Kim nằm ngay bên trục tỉnh lộ 664 Ia Grai đi Đức Cơ, với cột nước cao gần 30m dội x́ng một hờ nước rộng, đứng phía dưới nhìn lên, hơi nước bay trắng xóa ta có cảm tưởng như những làn sương mù bao phủ.

- Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng: Tiêu biểu cho hệ sinh thái

rừng ở Gia Lai, đáng kể nhất là khu rừng nhiệt đới ẩm Kon Hà Nừng, với diện tích 275.900ha, là trọng điểm gỡ với trữ lượng lớn hơn 40 triệu m3. Hệ thống động vật và thực vật ở đây rất phong phú, có nhiều loài quý hiếm và có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, rừng ẩm nhiệt đới Kon Hà Nừng đã được khoanh vùng bảo vệ với 2 khu bảo tồn tự nhiên là: Kon Ka Kinh và Kon Chư Răng, diện tích cả hai khu vực khoảng 160.000 ha, được xem là biểu tượng của khu bảo tồn thiên nhiên ở Ðông Trường Sơn, là nơi có hệ sinh thái rừng nhiệt đới điển hình với nhiều loại thực vật hạt trần, điều kiện sinh thái ở đây rất thuận lợi cho sự sinh tồn và phát triển của các loại động vật như: voi, bò tót, chồn dơi, mèo gấm, sói đỏ, vượn đen... Rừng ở đây nhiều tầng, thảm thực vật xanh tốt quanh năm và có nhiều loại gỗ quý, nơi đây còn bảo tồn được nhiều khu rừng nguyên sinh quý giá với nhiều cây cổ thụ đường kính trên 1 mét. Dòng sơng Cơn ́n lượn quanh sườn núi có nhiều ghềnh thác tạo thành những cảnh quan hấp dẫn. Toàn bộ khu vực này đã được xếp vào danh mục khu bảo tồn quốc gia. Với phong cảnh núi non, sông suối, ghềnh thác hùng vĩ nên thơ với hệ động thực vật phong phú, Kon Chư Răng - Kon Ka Kinh có đủ điều kiện trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước đến tham quan và nghiên cứu. Thế nhưng, kể từ khi được xếp vào danh mục khu bảo tồn quốc gia thì nơi đây chỉ mới được ghi vào đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Gia Lai thời kỳ 1998-2000 và coi đây là một điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, chứ chưa có sự đầu tư thích đáng để phát

triển du lịch, nguyên nhân chính là chưa có quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch để làm cơ sở cho việc triển khai các dự án nhằm khai thác hợp lý tiềm năng ấy. Tại kỳ họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo về Du lịch của Tỉnh năm 2000, các thành viên đã thống nhất đưa khu bảo tồn Kon Chư Răng vào Chương trình Hành động về Du lịch của Tỉnh năm 2000, nhằm đầu tư xây dựng nơi đây trở thành điểm du lịch sinh thái trong tương lai. Ðể đạt được mục tiêu đó, trước tiên phải có đề án quy hoạch chi tiết, khoanh vùng cho từng khu vực và đầu tư cơ sở hạ tầng. Hiện nay ở Việt Nam, du lịch sinh thái đang trở thành một loại hình du lịch đặc biệt hấp dẫn, với lượng du khách ngày một đơng. Chính vì lẽ đó mà việc đầu tư xây dựng các khu, điểm du lịch sinh thái tại Gia Lai là một yêu cầu cấp bách, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, mở rộng giao lưu, nâng cao dân trí. Khu du lịch sinh thái Kon Chư Răng - Kon Ka Kinh được đưa vào phục vụ du khách chắc chắn Gia Lai sẽ là một điểm đến đầy hấp dẫn của thiên niên kỷ mới.

- Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh: Vườn Q́c gia Kon Ka Kinh (diện tích

41.780ha) nằm về phía Đơng bắc tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku khoảng 50km, phía Bắc giáp với tỉnh Kon Tum và xã Đăk Roong huyện KBang (Gia Lai); phía Nam giáp xã Hà Ra, xã AYun và xã Đăk Jơ Ta, huyện Mang Yang; phía Đông giáp xã Đăk Roong, xã K Rong và xã Lơ Ku, huyện KBang và phía Tây giáp xã Hà Đơng huyện Đak Đoa (Gia Lai). Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh là điểm du lịch sinh thái lý tưởng, rất thích hợp với các du khách tới đây nghỉ ngơi, an dưỡng và nghiên cứu khoa học. Khu vực này đã được đưa vào danh sách các khu rừng đặc dụng nhằm bảo tờn rừng á nhiệt đới núi cao với các lồi hạt trần. Năm 1999, Viện Điều tra Qui hoạch rừng (FIPI) kết hợp với Tổ chức Chim quốc tế (BirdLife Intemational) xây dựng dự án đầu tư thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ka Kinh và dự án này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt. Ngày 25/11/2002, Khu bảo tờn thiên nhiên Kon Ka Kinh chính thức được chuyển

đổi thành Vườn q́c gia Kon Ka Kinh với diện tích là 41.780ha theo Quyết định sớ 167/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Vườn q́c gia Kon Ka Kinh chủ yếu là rừng nguyên sinh với các kiểu thảm thực vật rừng chính bao gờm: Kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp và kiểu rừng kín hỡn giao lá kim và lá rộng, chứa rất nhiều pơ mu; kiểu rừng này chỉ thấy duy nhất ở Vườn quốc gia Kon Ka Kinh.

- Công viên Đồng Xanh: Công viên Đồng Xanh - một không gian văn

hóa của vùng Bắc Tây Nguyên, do Công ty Cổ phần Văn hóa - Du lịch Gia Lai đầu tư xây dựng, thuộc địa phận xã An Phú, Tp.Pleiku, tỉnh Gia Lai. Từ trung tâm phố núi Pleiku, dọc theo quốc lộ 19 khoảng 10km là du khách đã đến với Công viên Đờng Xanh.

Với diện tích khoảng 8ha, Cơng viên Đờng Xanh nằm trải dài trên cánh đờng lúa nước An Phú có diện tích rộng khoảng 140ha; thấp thống phía xa xa là những bản làng của người dân tộc JRai, Barnah với những mái nhà rông tuyệt đẹp và đâu đó tiếng nhạc rừng đang rộn ràng, du dương...

Khi đến với Công viên Đồng Xanh, điều đầu tiên mà du khách nhìn thấy là tượng hai chú voi làm bằng đá - tượng trưng cho việc người Tây Nguyên rất giỏi trong việc thuần dưỡng voi rừng, được đặt ngay ở phía cổng vào. Đi tiếp vào bên trong, quan sát một cách tổng thể, du khách sẽ bắt gặp một hệ thống nhà nghỉ bungalow được xây dựng bên hồ cá, vườn hoa để phục vụ du khách khi có nhu cầu muốn ở lại đây qua đêm, một công viên nước và hồ tạo sóng đầu tiên ở Tây Nguyên, một hồ sen với những hòn non bộ được xếp đặt rất đẹp, một khu vườn với rất nhiều chim muông muôn thú như: đà điểu, nai, beo, gấu, cá sấu... Đặc biệt; đi giữa khu Đồng Xanh du khách sẽ nhìn thấy cây cổ thụ hóa thạch hơn 1 triệu năm tuổi lớn nhất Việt Nam - được tìm thấy tại miệng núi lửa xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai; được tham quan bức tượng Vua Nước (Pờ Tau Ia) và một số công trình kiến trúc khác mang đậm màu sắc Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, du khách còn từng bước được tìm hiểu và khám phá những nét độc đáo pha chút huyền bí của văn hóa Tây Nguyên qua mô hình kiến trúc nhà mồ, nhà rông, nhà dài; qua truyền thuyết kết hợp với những hoa văn, họa tiết được tổng hợp và cách điệu trên biểu tượng Đài cảnh Tây Nguyên; qua tiếng nhạc của các bản làng người dân tộc như: tiếng đàn T’rưng nước, tiếng cối giã gạo, âm thanh của dàn cồng chiêng... và cùng hòa mình vào khơng khí tưng bừng của lễ hội Tây Ngun.

Ngoài ra, tỉnh Gia Lai còn có nhiều tụ điểm du lịch đặc trưng của Tây Nguyên như làng Voi ở Nhơn Hòa, rừng thông Đăk Pơ, Thác và công trình thủy điện Ya Ly, các lễ hội như Hội bỏ mả (Mnăm Lui Msat), Lễ ăn cơm mới (Huă Esei Mrâo), Lễ đâm trâu (Mnăm thu) v.v... Đây là những tiềm năng to lớn cho phát triển KTDL của tỉnh.

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri kinh tế du lịch ở tỉnh gia lai (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w