Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế du lịch

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri kinh tế du lịch ở tỉnh gia lai (Trang 31 - 35)

Việc phát triển KTDL của nước ta cũng như của các tỉnh trong nước hiện nay chịu sự tác động của nhiều nhân tố cả khách quan và chủ quan. Dưới đây là các nhân tố chủ yếu ảnh hướng đến phát triển KTDL.

Một là, môi trường quốc tế và điều kiện trong nước.

KTDL chỉ phát triển được khi người dân có nhu cầu đi du lịch. Mà nhu cầu này lại phụ thuộc rất lớn vào bối cảnh quốc tế và điều kiện trong nước.

Nếu điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội của thế giới hoặc của một nước nào đó bất ổn thì người dân sẽ không đi du lịch đến đó, vì không được an tồn hoặc khơng có lợi.

Nước ta hiện đang hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn vào các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương. Đây là một điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế nói chung, KTDL nói riêng. Do tình hình kinh tế ở một số nước mất ổn định, chưa ra khỏi khủng hoảng tài chính tiền tệ và do tình hình chính trị mất ổn định và tình trạng khủng bố còn diễn ra ở một số nước trên thế giới làm cho lượng khách đến các nước này giảm đi đáng kể. Thái Lan gần đây là một ví dụ về tình trạng này. Khách du lịch có xu hướng đến các nước và các vùng lãnh thổ ổn định và an toàn hơn. Bởi vậy, sự ổn định về mơi trường kinh tế, chính trị và xã hội là một nhân tố rất quan trọng cho phát triển KTDL của một nước.

Hai là, điều kiện kinh tế - xã hội của một quốc gia.

Trình độ phát triển của các ngành nghề trong một quốc gia có liên quan mật thiết đến phát triển KTDL. Do du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, nên nó chỉ phát triển khi các ngành kinh tế kỹ thuật khác phát triển. Không thể nói du lịch phát triển trong lúc cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, giao thơng, bưu chính viễn thơng, điện, nước, khách sạn, nhà hàng… còn ở trình độ thấp. Khi thu nhập bình quân đầu người tăng lên, mức sống và chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên, thì nhu cầu du lịch của họ cũng được nâng lên. Khi cầu du lịch tăng, thì cung về du lịch hay nói cách khác ngành KTDL có điều kiện phát triển. KTDL muốn phát triển, phải có những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định và không thể tự mình bứt phá hay thốt ly các yếu tớ nền tảng và tương hỗ khác. Ngược lại, sự phát triển của KTDL sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.

Trong các ngành kinh tế kỹ thuật có tác động mạnh nhất tới phát triển KTDL, phải nói đến tác động của hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

trong đó trước hết là hệ thống giao thông và phương tiện vận tải. Hệ thống giao thông bao gồm đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt, nhà ga, bến cảng,…và theo đó là các loại phương tiện vận tải. Nếu hệ thống này thông suốt, tạo sự thuận lợi cho đi lại của du khách thì kinh doanh du lịch sẽ có điều kiện phát triển. Ngược lại, có sự yếu kém của bất cứ bộ phận nào trong hệ thống đều cản trở sự phát triển của KTDL. Một địa danh dù có tài nguyên du lịch phong phú, có nhiều danh lam thắng cảnh đến đâu, nếu hệ thống hạ tầng giao thông, vận tải kém phát triển thì không thể có điều kiện phát triển du lịch vì khách du lịch sẽ không đến được. Trong điều kiện của cách mạng khoa học và công nghệ, nhu cầu của du khách càng cao, hệ thống giao thông vận tải càng phải hiện đại mới đáp ứng được yêu cầu của khách.

Bên cạnh đó, tại các điểm tham quan du lịch còn phải có những cơ sở dịch vụ thu hút khách, tạo cơ hội cho họ nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tái tạo sức lực sau những căng thẳng về công việc. Điều này nghĩa là kết cấu hạ tầng về du lịch phải làm cho hoạt động du lịch là một hệ thớng liên hồn, có tính thu hút cao. Nếu thiếu tính liên hồn thì hoạt động du lịch khơng thể phát triển được.

Ba là, quy mô và chất lượng của các nguồn tài nguyên du lịch.

Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Những nguồn tài nguyên này là yếu tố tạo ra các cơ hội và sự kiện đặc biệt, điều kiện thị trường cho thu hút du khách. Quy mô nguồn tài nguyên du lịch càng lớn và chất lượng của chúng càng cao thì càng có điều kiện để thu hút du khách, mở rộng thị trường cho hoạt động kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, vẫn có một thực tế là không nhất thiết một quốc gia, một địa phương… phải có nhiều tài nguyên du lịch mới là nơi du lịch phát triển mạnh và thu hút nhiều du khách. Trên thế giới đã có nhiều quốc gia có nguồn tài nguyên dồi dào, phong phú nhưng lượng khách du lịch đến không nhiều và du lịch ở đó cũng phát triển chậm. Ở châu Á, nhiều nước giàu có về tài nguyên du lịch như

Trung Quốc, Ấn Độ…, nhưng đã có một thời du lịch chỉ phát triển ở mức độ nhất định vì các nước đó trong một thời gian dài chưa coi du lịch là một ngành kinh tế trọng yếu, mũi nhọn. Tuy nhiên, hiện nay thái độ đối với du lịch ở Trung Quốc đã có nhiều thay đổi.

Bốn là, năng lực hoạt động của các tổ chức kinh doanh du lịch.

Số lượng, quy mô và chất lượng các tổ chức kinh doanh du lịch có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của KTDL. Số lượng các tổ chức du lịch khi đạt đến một mức nhất định sẽ là nhân tớ kích thích cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh du lịch; ngược lại, nếu sớ lượng ít có thể nảy sinh độc quyền, làm hạn chế cạnh tranh, hạn chế tính tích cực và sáng tạo của các tổ chức du lịch. Các tổ chức kinh doanh du lịch cùng tồn tại và phát triển sẽ tạo ra sự cạnh tranh để nâng cao chất lượng phục vụ. Quy mô các tổ chức kinh doanh du lịch càng lớn sẽ càng có điều kiện để đầu tư chiều sâu, ứng dụng khoa học và công nghệ, mở rộng liên doanh liên kết, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển đồng bộ các loại hình du lịch để hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển.

Sự phát triển của KTDL còn chịu sự chi phối của các mối quan hệ liên kết giữa các tổ chức kinh doanh du lịch với các tổ chức kinh tế, xã hội khác trong nền kinh tế. Bản thân ngành du lịch không thể đảm nhận tất cả các khâu, đáp ứng được tất cả các nhu cầu của du khách mà cần phải có sự phối hợp với rất nhiều ngành kinh tế khác. Phát triển du lịch không thể tách rời với các ngành sản xuất khác như sản xuất ra các loại hàng hóa, vật dụng sinh hoạt, sản xuất ra lương thực, thực phẩm. Kinh doanh du lịch còn phải gắn với các hoạt động xúc tiến và quảng bá thương mại, gắn với các đơn vị cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thơng, các cơ sở khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe; gắn với yêu cầu đảm bảo an ninh, nhu cầu tín ngưỡng tơn giáo của du khách. Sự liên kết giữa các tổ chức kinh doanh du lịch với các tổ chức kinh tế, xã hội khác nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu ngày càng cao của du khách.

Năm là, vai trò của thể chế đối với kinh tế du lịch.

Trước hết là vai trò của Nhà nước trong phát triển KTDL. Nó thể hiện ở việc tạo lập cơ chế, chính sách và môi trường cho các hoạt động kinh doanh du lịch. Vai trò của Nhà nước còn thể hiện ở việc định hướng và quyết sách đúng đắn cho phát triển ngành du lịch, hỗ trợ về nguồn lực cho các tổ chức du lịch phát triển. Vai trò của Nhà nước còn thể hiện ở trình độ quản lý nhà nước về du lịch, ở trình độ tổ chức của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch. Thực tế cho thấy, môi trường pháp lý và các chính sách của Nhà nước có tác động rất lớn đối với sự phát triển của KTDL. Nếu môi trường pháp lý không thuận lợi, khơng thơng thống, thì khơng thể thu hút được các nguồn lực đầu tư phát triển KTDL.

Sự phát triển của các thể chế trung gian có liên quan đến hoạt động KTDL. Các thể chế trung gian như quảng cáo, ngân hàng, bảo hiểm…chính là mơi trường, là điều kiện cho phát triển KTDL. Các loại dịch vụ ngân hàng như chuyển tiền, đổi ngoại tệ không phát triển sẽ là những trở ngại lớn cho du khách trong thanh toán, chi tiêu, mua sắm. Dịch vụ bảo hiểm được chú trọng sẽ tạo được sự an tâm cho du khách khi gặp những tình huống bất khả kháng. Các hoạt động quảng cáo, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh các tuyến, điểm du lịch sẽ tác động tích cực đến việc thu hút sự quan tâm và mong muốn tìm tòi, khám phá của du khách.

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri kinh tế du lịch ở tỉnh gia lai (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w