- Tổng giá trị GDP du lịch và dịch vụ
3.2.1. Tiếp tục hồn thiện cơng tác quy hoạch, phát triển du lịch:
Trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước cũng như của các địa phương, công tác quy hoạch luôn đóng một vai trò quan trọng. Quy hoạch phải đi trước một bước trong phát triển du lịch. Trong điều kiện của Gia Lai hiện nay, phải tiếp tục hoàn thiện việc lập và triển khai quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Phải sơ kết đánh giá một cách cụ thể, chính xác quá trình lập và triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh giai đoạn 1998-2010. Đánh giá những mặt làm được, chưa làm được, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra những bài học kinh nghiệm. Trên cơ sở đó, kế thừa những mặt đã làm được, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm còn tờn tại, sớm hồn thành và phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Gia Lai giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020 sao cho có tính khả thi cao. Đờng thời, phải tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện quy hoạch một cách quyết liệt, có hiệu quả trên cơ sở huy động tối đa các nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế.
Quy hoạch du lịch bao gồm quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và quy hoạch chi tiết cho từng khu vực, từng điểm, tuyến du lịch tất cả các quy hoạch nói trên đều phải hướng đến phát triển kinh tế du lịch bền vững. Nghĩa là phải đạt được các mục tiêu sau:
(1) Thu nhập của du lịch phải lớn hơn chi phí bỏ ra, phải đạt được tớc độ tăng trưởng cao, ổn định trong thời gian dài, tối ưu hóa đóng góp của ngành du lịch vào thu nhập của tỉnh, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
(2) Phải quan tâm đến bảo vệ môi trường, sinh thái, sử dụng tài nguyên du lịch theo hướng tiết kiệm, bền vững, đảm bảo sự tái tạo và phục hồi tài nguyên, nâng cao chất lượng tài nguyên, thu hút cộng đồng và du khách vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái.
(3) Thu hút cộng đồng dân cư trong tỉnh tham gia vào các hoạt động du lịch, tạo nhiều việc làm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng dân cư, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu của du khách.
Mặt khác, quy hoạch phát triển du lịch nhằm khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Phải phát triển đồng bộ các loại hình du lịch trên địa bàn tỉnh, chú trọng phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa, lịch sử.
Đối với du lịch sinh thái, phải triển khai quy hoạch chi tiết phát triển du lịch sinh thái ở vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng nhằm đáp ứng các nhu cầu nghỉ dưỡng, tham quan, nghiên cứu, săn bắn và leo núi. Phát triển các tour du lịch với các điểm đến là Biển Hồ, Công trình thủy điện Ya Ly, hồ Ayun Hạ, đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ mát, chèo thùn, câu cá, tận hưởng khơng khí mát mẻ trên sơng nước Tây Ngun ở độ cao hàng ngàn mét so với mặt nước biển. Hỗ trợ các doanh nghiệp bằng cơ chế miễn giảm tiền thuê đất, ngân sách đầu tư xây dựng cở sở hạ tầng thiết yếu để Quy hoạch mở rộng các điểm du lịch đã được đầu tư như Đồng Xanh, Suối Nguồn, Về Nguồn, Thác Phú Cường, …
Đối với du lịch văn hóa, lịch sử: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa lâu đời của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên, tổ chức Festival cồng chiêng quốc tế tại tỉnh ba năm một lần, phấn đấu để Festival cồng chiêng trở thành thương hiệu của tỉnh. Tổ chức các lễ hội văn hóa truyền thống như múa xoang, đâm trâu, mừng lúa mới, … gắn với bài trừ các hủ tục lạc hậu, tốn kém ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sớng của cộng đờng dân cư. Bớ trí kinh phí hỡ trợ xây dựng mới và cải tạo các nhà rông văn hóa cho các làng đồng bào dân
tộc thiểu số để tổ chức các hoạt động sinh hoạt cộng đồng. Đầu tư xây dựng mô hình du lịch thôn, buôn để thu hút khách đến nghiên cứu văn hóa cộng đồng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên.
Đầu tư xây dựng, nâng cấp các quần thể di tích lịch sử đã được cơng nhận như khu di tích Tây Sơn Thượng đạo, Nhà lao Pleiku, làng kháng chiến Stơr; các đài tưởng niệm chiến thắng Đak Pơ, chiến thắng Pleime, chiến thắng Kanat, đền tưởng niệm trận chiến tết Mậu Thân 1968 - Pleiku, … cho ngang với tầm vóc lịch sử của các cơng trình.