Tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế du lịch

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri kinh tế du lịch ở tỉnh gia lai (Trang 102 - 104)

- Tổng giá trị GDP du lịch và dịch vụ

3.3.5. Tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế du lịch

kinh tế du lịch

Gia Lai là địa bàn còn nhiều khó khăn, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước dành cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội nói chung, đầu tư phát triển kinh tế du lịch nói riêng rất hạn chế. Do vậy, cần có các chính sách thu hút vớn đầu tư thật thơng thống và hiệu quả, phù hợp với đặc điểm tình hình của

địa phương. Ngoài việc áp dụng các chính sách chung của nhà nước, cần có các chính sách đặc thù của địa phương để thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế du lịch.

Về thủ tục đầu tư: Áp dụng và thực hiện có hiệu quả cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” để giảm bớt phiền hà cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong việc lập thủ tục đầu tư, xin cấp giấy phép đầu tư phát triển kinh tế du lịch. Quy định chặt chẽ quy trình, thủ tục, thời gian giải quyết công việc của các cơ quan, đơn vị và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, nhũng nhiễu trong giải quyết các thủ tục hành chính. Rà sốt, đơn giản hóa các thủ tục hành chính để giảm bớt phiền hà cho các nhà đầu tư.

Thực hiện nhất quán các chính sách ưu đãi đầu tư, mọi tổ chức và cá nhân đầu tư vào tỉnh đều được đối xử bình đẳng, không có sự phân biệt giữa các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư được liên doanh, liên kết để cùng đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, được phép hoạt động trên tất cả các lĩnh vực mà pháp luật không cấm.

Ngồi những cơng trình trọng điểm, những dự án du lịch lớn, UBND tỉnh phải thực hiện phân cấp cho các ngành, các địa phương trong tỉnh thực hiện việc cấp giấy phép đầu tư xây dựng các công trình quy mô phù hợp theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt, đồng thời tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

Về chính sách đất đai: Phải đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng cho các tổ chức, cá nhân có dự án phát triển du lịch, tạo lập niềm tin để các nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn đầu tư. Cần áp dụng các chính sách linh hoạt như thực hiện chế độ miễn, giảm tiền thuê đất tùy theo vị trí, mục đích và thời gian sử dụng đất của từng dự án, với phương châm là thu hút đầu tư chứ không đặt nặng vấn đề thu tiền sử dụng và tiền thuê đất.

Đới với các dự án có vị trí đắc địa, nhiều người đăng ký sử dụng đất thì áp dụng phương án đấu giá công khai để đảm bảo công bằng và tăng thu cho

ngân sách. Đối với các dự án có liên quan đến rừng phải làm tốt công tác quy hoạch trước khi triển khai dự án, phải xác định rõ diện tích rừng được chuyển đổi sử dụng vào dự án, diện tích khơng được chuyển đổi phải khoanh nuôi, bảo vệ. Phải gắn trách nhiệm của nhà đầu tư với công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng; đồng thời xem xét hỡ trợ một phần kinh phí cho nhà đầu tư thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Về chính sách ưu đãi thuế và chính sách huy động vớn từ quỹ đất: Ngồi chính sách chung về miễn giảm các loại thuế cho nhà đầu tư trong giai đoạn đầu kinh doanh, cần có chính sách riêng của tỉnh hỡ trợ thêm cho các nhà đầu tư như hỗ trợ đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định canh định cư cho dân để tạo ra sức hấp dẫn trong thu hút đầu tư vào tỉnh.

Tổ chức các kênh huy động vốn từ quỹ đất như thực hiện chủ trương đổi đất lấy công trình, phát hành trái phiếu công trình để đầu tư hạ tầng du lịch, áp dụng các hình thức đầu tư BT, BOT để thu hút các nguồn vớn đầu tư trong và ngồi nước, thành lập các công ty Cổ phần đầu tư hạ tầng du lịch để huy động vốn thực hiện các dự án.

Chú trọng huy động vốn góp bằng tiền, bằng giá trị quyền sử dụng đất của nhân dân vùng quy hoạch, quan tâm thu hút lực lượng lao động tại chỗ vào làm việc để đảm bảo đời sống, công ăn việc làm của người dân trong vùng dự án.

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri kinh tế du lịch ở tỉnh gia lai (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w