Đak Lak là tỉnh có địa hình khá bằng phẳng so với các tỉnh Tây Nguyên khác, độ cao trung bình của tỉnh so với mặt nước biển vào khoảng từ 160 đến 200 mét, thấp hơn nhiều so với Gia Lai. Đak Lak cũng nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, gió mùa mỗi năm có 2 mùa mưa nắng và có một số điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tương đồng với Gia Lai. Thành phố Buôn Ma Thuột đã được Bộ Chính trị xác định là trung tâm vùng Tây Nguyên, so với Lâm Đồng
thì du lịch Đak Lak còn đang trong giai đoạn hình thành và phát triển. Tuy vậy, Đak Lak cũng đã đề ra các chiến lược phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái và thu được một số kết quả tốt. Điểm nhấn trong các tour du lịch của Đak Lak là vườn quốc gia Yok Đôn và Hồ Lăk.
Vườn Quốc gia Yok Đôn được thành lập theo Quyết định số 301/TC- LĐ ngày 24 thàng 6 năm 1992 của Bộ Lâm Nghiệp. Vườn nằm trên địa phận các xã Krông Na, Ea Huar, Ea Ver, huyện Buôn Đôn cách thành phố Buôn Ma Thuột 40 km về phía Tây, diện tích của vườn q́c gia rộng 58.200 ha, trong đó 90% là diện tích rừng với nhiều hệ động thực vật phong phú khá tương đồng với vườn quốc gia Kon Ka Kinh của Gia Lai. Hồ Lăk nằm trên địa phận huyện Lăk cách thành phố Buôn Ma Thuột 52 km theo đường Quốc lộ 27, cách thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng 170 Km, mùa khô hồ có diện tích 450 ha. Bên hờ vua Bảo Đại đã cho xây dựng một biệt điện diện tích 5 ha vào năm 1926-1927 để làm nơi nghỉ mát và săn bắn.
Các tuyến du lịch sinh thái hiện nay Đak Lak đang khai thác có hiệu quả là tuyến đi từ Ban quản lý vườn quốc gia Yok Đôn đến núi Yok Đôn; tuyến đi thuyền trên sông Sêrêpôc tham quan các khu vực của vườn Quốc gia; tuyến thăm Buôn Đôn, một buôn với đa số là người dân tộc Lào sinh sống và nổi tiếng về nghề bắt voi truyền thống, nghỉ lại trong những nếp nhà sàn truyền thống để tìm hiểu các giá trị văn hóa của các dân tộc bản địa nơi đây; tuyến cưỡi voi, hoặc đi thuyền độc mộc trên hồ Lăk để câu cá và nghiên cứu văn hóa bản của người Ê-đê.
Với tài nguyên du lịch sinh thái không phong phú và dặc sắc hơn Gia Lai, nhưng nhờ có cơ chế, chính sách phù hợp và có sự quan tâm đầu tư nên du lịch sinh thái ở Đak Lak phát triển rất nhanh và đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Xuất phát từ thực trạng phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Đảng bộ tỉnh Đak Lak đã đề ra phương hướng: Phát triển du lịch nhằm khai thác các tiềm
năng sẵn có để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng. Đồng thời, phát triển du lịch phải gắn với bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử, bảo vệ cảnh quan môi trường, làm cho du lịch phát triển bền vững, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.
Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo trên, Đak Lak đã triển khai một số biện pháp cả trong ngắn và dài hạn để phát triển du lịch, cụ thể là:
- Tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước và các cơ sở kinh doanh du lịch theo hướng thị trường, chú ý quan hệ cung cầu để tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch.
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, tiếp thị, quảng bá du lịch thông qua các chương trình hành động cụ thể để xác lập hình ảnh và vị thế của du lịch Đak Lak đối với du khách trong nước và quốc tế.
- Cùng với đầu tư khai thác có hiệu quả các tuyến du lịch hiện có, phải mở rộng và hình thành các điểm, tuyến du lịch mới theo quy hoạch để phát huy hết tiềm năng, thế mạnh về du lịch của tỉnh. Tiếp tục đa dạng hóa các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch để đáp ứng yêu cầu của du khách.
Kết quả của những giải pháp trên là trong mấy năm gần đây, KTDL Đak Lak đã được phát triển với tốc độ nhanh và có hiệu quả tương đối cao so với một số tỉnh trong khu vực.