Kinh nghiệm của tỉnh Lâm Đồng

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri kinh tế du lịch ở tỉnh gia lai (Trang 35 - 37)

Lâm Đồng là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển KTDL. Thành phố Đà Lạt là tỉnh lỵ của Lâm Đồng nằm trên cao nguyên Lâm Viên, có độ cao trung bình trên 1.500 mét so với mặt nước biển, khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ mùa hè tháng nóng nhất cũng không quá 200C, tháng lạnh nhất khơng dưới 150 rất thích cho phát triển du lịch sinh thái, tham quan,

nghỉ mát. Đà Lạt có phong cảnh trữ tình, thơ mộng; nếu lấy hồ Xuân Hương làm trung tâm thì trong vòng bán kính 15 km, Đà Lạt có đến 99 thắng cảnh đẹp. Có những thác nước đẹp hùng vĩ như Prenn, Cam Ly, Dantanla, Pongua, Guga; có những hồ nước rộng và thơ mộng như hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Chiến Thắng, hồ Long Tuyền; có rừng thơng bạt ngàn, nhiều ngơi chùa cổ kính, nhiều biệt thự và nhà thờ có giá trị về kiến trúc. Đà Lạt là thành phố của hoa, hiện nay có trên 1.500 loài hoa trong các trang trại và gia đình, trong đó có một sớ lồi hoa nổi tiếng như Đỡ Qun, Cẩm Tú Cầu, Mimôda,... Đà Lạt hiện nay có trên 300 biệt thự cổ kính gắn với các khn viên rộng rải, thống mát; có rất nhiều nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí, đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống, tham quan của du khách. Đến thăm quan Đà Lạt có thể mua sắm nhiều loại đặc sản như hoa, quả, bánh mứt, hàng thủ công mỹ nghệ.

Có được nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đặc sắc trên trước hết phải khẳng định công lao phát hiện và khai phá cao nguyên Lâm Viên và cao nguyên Dankia của Nguyễn Thông và Alechxandre Yersin. Sau đó là sự quan tâm đầu tư, xây dựng và tôn tạo của các thế hệ những người Đà Lạt từ cuối thế kỷ 19 đến nay.

Có được một Đà Lạt phát triển vượt bậc về KTDL như hơm nay, nhiều năm qua chính quyền các cấp và ngành du lịch Đà Lạt đã có nhiều cố gắng vượt qua khó khăn, đúc rút nhiều kinh nghiệm quý, sáng tạo trong hướng đi, cách làm. Đó là những điều rất đáng để các tỉnh, thành phố có điều kiện tương đồng học hỏi, làm theo:

Thứ nhất, dịch vụ du lịch đã được cấp ủy, chính qùn địa phương tỉnh

Lâm Đờng nói chung, thành phố Đà Lạt nói riêng quan tâm đầu tư. Tỉnh đã có quy hoạch chung phát triển du lịch đến năm 2015, có quy hoạch chi tiết phát triển du lịch tại thành phớ Đà Lạt và có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư du lịch và hỡ trợ thu hút khách du lịch.

mạng lưới giao thông gồm các quốc lộ, tỉnh lộ và các tuyến giao thông đến các điểm du lịch đã được đầu tư khá đồng bộ, chất lượng tốt. Về các công trình kiến trúc, bên cạnh những nét hiện đại của thành phố Đà Lạt vẫn thấy dáng dấp và những nét huyền bí từ những đền đài, biệt thự cổ kính với các kiểu kiến trúc độc đáo tạo nên cảnh quan vừa hiện đại vừa cổ kính rất hấp dẫn và thu hút du khách.

Thứ ba, kinh doanh du lịch ở Đà Lạt đã mang tính chuyên nghiệp hơn

một sớ thành phớ khác, từ cách trang trí, đón tiếp đến phục vụ du khách. Các khách sạn ở Đà Lạt chất lượng tốt và được xây dựng ở các địa hình đồi núi, thung lũng cao thấp một cách tự nhiên, tạo ra nét đặc trưng của Đà Lạt mà các thành phố cao nguyên khác như Buôn Ma Thuột, Pleiku không có được.

Thứ tư, các sản phẩm du lịch của Đà Lạt rất phong phú và đa dạng

ngoài tham quan, nghỉ mát du khách có thể bơi thuyền, câu cá, đi chuyển trên cáp treo viếng cảnh chùa Trúc Lâm, leo núi, cưỡi ngựa, đánh gofl, thăm các làng hoa, cây cảnh,...

Thứ năm, du lịch Lâm Đồng đã xây dựng được các tour khép kín, tổ

chức nhiều điểm dừng chân ở Đà Lạt và các vùng lân cận như Bảo Lộc, Lâm Hà, …Đặc biệt là ở Đà Lạt, ngành du lịch đã tổ chức các tour thăm quan vãn cảnh, kết hợp nghỉ dưỡng để tận hưởng khơng khí cao ngun mát mẻ, trong lành tạo nên nét độc đáo riêng mà một khi đã ở thì không muốn đi, đã đi vẫn muốn quay trở lại.

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri kinh tế du lịch ở tỉnh gia lai (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w