Những hạn chế và bất cập của kinh tế du lịc hở tỉnh Gia Lai hiện nay

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri kinh tế du lịch ở tỉnh gia lai (Trang 74 - 86)

- Tổng giá trị GDP du lịch và dịch vụ

2.2.2.1. Những hạn chế và bất cập của kinh tế du lịc hở tỉnh Gia Lai hiện nay

hiện nay

- Công tác quản lý và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch còn bị động và thiếu đồng bộ:

Những năm qua, quy hoạch phát triển du lịch được quan tâm đầu tư kinh phí để lập và phê duyệt theo từng giai đoạn, cùng với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ngoài các quy hoạch chi tiết về các điểm, tuyến du lịch, tỉnh đã đầu tư kinh phí lập và phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 1998-2010, hiện nay đang triển khai lập Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 2010-2015 định hướng đến năm 2020. Mặc dù vậy, công tác triển khai thực hiện quy hoạch còn nhiều bất cập, đây là nguyên nhân quan trọng làm cho du lịch Gia Lai phát triển chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh vốn có, tụt hậu ngày càng xa so với các tỉnh trong khu vực và một số tỉnh có điều kiện tương đồng.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh các khóa XII, XIII, XIV đều đề cập đến định hướng phát triển du lịch. Riêng nhiệm kỳ XIII (2005-2010) Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch, tuy vậy việc tổ chức thực hiện ở các cấp các ngành chưa nghiêm túc và quyết liệt. Tài nguyên du lịch chưa được khai thác đúng mức, chưa có chiến

lược phát triển du lịch dài hạn, công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch của tỉnh chưa thật sự hiệu quả; các hoạt động bổ trợ cho du lịch như cung cấp thông tin về các dự án kêu gọi đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh chưa được triển khai một cách thường xuyên, chưa khuyến khích được các doanh nghiệp chú trọng hơn đến công tác xúc tiến, quảng bá du lịch.

Hiệu quả kinh doanh du lịch chưa cao, thị trường du lịch nhỏ hẹp, thiếu các tour hấp dẫn du khách. Hoạt động kinh doanh lữ hành còn yếu, chưa gắn kết được với các hoạt động kinh, doanh dịch vụ với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí làm tăng tính hấp dẫn đới với du khách. Đầu tư cho phát triển hạ tầng du lịch còn ít và dàn trải, chất lượng lực lượng lao động làm việc trong các ngành dịch vụ, du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Tiềm năng, thế mạnh về du lịch thì rất lớn, nhưng vẫn chưa khai thác được bao nhiêu:

Gia Lai có nhiều tiềm năng để phát triển KTDL, về điều kiện tự nhiên Gia Lai có diện tích rừng lớn nhất so với các tỉnh Tây Nguyên, đất đai rộng lớn, nhiều khu vực còn hoang sơ, địa hình không đồng nhất tạo nên những cảnh quan thiên nhiên rất đẹp mắt. Hàng ngàn ha rừng nguyên sinh với số lượng động thực vật phong phú, quý hiếm ở rừng quốc gia Kon Ka Kinh, khu bảo tờn thiên nhiên Kon Chư Răng rất thích hợp cho phát triển các loại hình du lịch sinh thái, vui chơi nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học,…

Gia Lai có nhiều hệ thống sông xuất phát từ những cánh rừng đầu nguồn đổ xuống hạ lưu và cung cấp nước cho các sông lớn ở đồng bằng, do địa hình không đồng đều nên đã tạo ra nhiều thác nước tự nhiên rất hoang sơ và đẹp mắt. Có những thác cao trên 50 mét và đẹp nổi tiếng như thác Phú Cường ở huyện Chư Sê; thác Công Chúa ở huyện Chư Păh; thác Khổng Lồ ở huyện KBang, ... Mặc dù vậy, những năm qua Gia Lai chưa thu hút được các nguồn vốn đầu tư để phát triển du lịch sinh thái, hàng năm chỉ có một số tour

du lịch nhỏ lẻ thăm vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng với thời gian lưu trú không quá 2 ngày (trừ các đoàn đi nghiên cứu khoa học).

Ngoài ra, Gia Lai còn có rừng thông Đak Pơ nằm ở ranh giới của 3 huyện Đak Pơ, KBang và Mang Yang, cách quốc lộ 19 khoảng 5 km đường chim bay, diện tích có thơng trên 300 ha, được Trần Lệ Xn vợ cố vấn Ngô Đình Nhu của chính qùn Sài Gòn cho trờng từ những năm 1960 ở độ cao gần 1.200 m so với mực nước biển với mục đích phát triển du lịch. Xen kẽ giữa những cánh rừng thông trồng năm 1960 là một số cây thông cổ thụ cao từ 70 đến 80 mét được trờng từ thời Pháp thuộc, có cây đường kính lên đến 1,5-2,0 mét. Dưới chân đồi thông có thác nước cao 70 mét rất phù hợp để phát triển du lịch sinh thái nhưng chưa được khai thác. Một thời gian dài khu vực rừng thông không có đường cho xe cơ giới vào, công tác quản lý bảo vệ của Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê (cơ quan quản lý diện tích rừng trên) có nhiều sơ hở dẫn đến tình trạng chặt phá, khai thác nhựa tùy tiện làm cho một phần diện tích rừng bị hủy hoại nghiêm trọng, những năm gần đây các địa phương và chủ rừng mới tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, đến nay diện tích rừng mới hời sinh. Rừng thơng Đak Pơ có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, ngồi diện tích rừng thơng, khu vực này còn có nhiều khu rừng nguyên sinh là rừng phòng hộ đầu nguồn sông Ba đang được đầu tư bảo vệ nghiêm ngặt, có thác nước và cảnh quan đẹp. Về vị trí địa lý khu vực này gần q́c lộ 19, cách Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định chưa đến 100 km, cách thành phố Pleiku 60 km, khá lý tưởng cho việc liên kết hình thành các tour du lịch biển kết hợp du lịch nghỉ mát, leo núi, tham quan, nghiên cứu,…. Năm 2010 UBND tỉnh đã giao cho sở Văn hóa Thể thao và Du lịch lập quy hoạch chi tiết và kêu gọi đầu tư phát triển du lịch sinh thái ở khu vực rừng thông Đak Pơ.

nhân tạo lớn như Biển Hồ (250ha), hồ Ayun Hạ (3.700ha), hồ Ya Ly (6.450 ha) phù hợp cho phát triển các loại hình du lịch. Thắng cảnh thiên nhiên Biển Hồ được bộ Văn Hố - Thể thao cấp bằng Di tích danh thắng ngày 16 tháng 11 năm 1988. Biển Hồ cách trung tâm thành phố Pleiku 6km về hướng Bắc, trước đây là miệng núi lửa đã ngưng hoạt động hàng triệu năm, với diện tích khu vực 460ha, diện tích mặt nước 250ha, có độ sâu trung bình từ 15 đến 18 mét. Biển Hồ còn mang tên Tơ Nuêng - tên một làng cổ của đồng bào dân tộc thiểu số trong huyền thoại. Trong thời gian qua, nhất là những năm gần đây khu vực Biển Hồ được người dân địa phương và khách du lịch trong, ngồi nước đặc biệt quan tâm, bởi Biển Hờ đã trở thành thương hiệu của Pleiku, nó là điểm đến quan trọng nhất khi du khách đến Gia Lai, nhưng tập trung về đây đông hơn cả là số thanh niên địa phương và dân cư những vùng lân cận, họ đến đây vào những dịp lễ, tết, ngày nghỉ ći tuần với mục đích tham quan, thư giản. Các hoạt động ở đây cũng chỉ đơn giản là lên “chòi Vọng Nguyệt” ngắm nhìn hồ nước trong xanh và chụp ảnh lưu niệm, hoặc để tận hưởng khơng khí trong lành, khơng gian lộng gió,…Chỉ có vậy thôi nhưng Biển Hồ từ lâu đã trở thành “Đôi mắt Pleiku” mà bất cứ ai đến Gia Lai đều muốn ghé thăm. Sự hấp dẫn của Biển Hồ đã quá rõ, tuy nhiên khả năng khai thác tiềm năng du lịch ở đây còn rất hạn chế. Các hoạt động dịch vụ hai bên hồ diễn ra hồn tồn tự phát, khơng có đơn vị hay cá nhân nào có giấy phép đứng ra tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ khách du lịch. Biển Hờ chính là ng̀n cung cấp nước sinh hoạt cho cả thành phố Pleiku và hiện tại chưa có dự án nào khả thi bảo vệ được nguồn tài nguyên nước và cảnh quan thiên nhiên không bị ô nhiễm và hủy hoại khi có sự tác động của các loại hình dịch vụ du lịch, cũng chính vì vậy chưa có dự án nào ở đây được phê duyệt. Ngoài việc xây dựng một “chòi Vọng nguyệt” trên phần diện tích đất nhơ ra trên mặt hờ - điểm dừng chân của du khách khi đến Biển Hồ, các hoạt động dịch vụ ở đây như điểm vui chơi, giải trí, quầy bán hàng lưu niệm, nhà hàng ăn uống, nơi

lưu trú, … gần như khơng có. Chính vì vậy, danh thắng Biển Hờ vẫn chỉ là tiềm năng dưới dạng tự nhiên cần được các cơ quan chuyên môn nghiên cứu đề xuất phương án đầu tư, khai thác phục vụ cho phát triển KTDL trên địa bàn Gia Lai.

Hồ thủy lợi Ayun Hạ (xã Ia Ke, huyện Phú Thiện) với hệ sinh thái đất ngập nước tiêu biểu cho tài nguyên du lịch của vùng và được xác định trong định hướng phát triển du lịch của đề tài khoa học “Khu vực Ayun Pa và phụ

cận”. Thị xã Ayun Pa là nơi tập trung khá phong phú về tài nguyên du lịch,

ngồi hờ chứa nước thủy lợi Ayun Hạ còn có đèo Tu Na, Bến Mộng, suối Đá Trắng, thung lũng Hồng, suối Tiên, di tích Vua Lửa, làng dân tộc JRai Plei Poum…. Khu vực phụ cận của Ayun Pa chủ yếu là cảnh quan dọc theo Sông Ba qua huyện KBang, thị xã An Khê, Kông Chro, Đak Pơ như: thác Ya Ma, thác Yang Rung và các bản làng dân tộc trên lưu vực sơng Ba. Với diện tích và cảnh quan sẵn có, hờ Ayun Hạ đã trở thành điểm tham quan dã ngoại tiêu biểu trong vùng, có khả năng xây dựng và phát triển thành khu du lịch cấp quốc gia.

Trong những năm gần đây hồ Ayun Hạ đã thu hút khách tham quan, dã ngoại từ các tỉnh lân cận đến, khách địa phương chiếm tỉ lệ đáng kể vào các dịp lễ, tết. Một số công ty lữ hành nội địa đã xây dựng chương trình du lịch trong đó có tham quan hồ Ayun Hạ. Loại hình du lịch hiện nay tại hồ Ayun Hạ chủ yếu là du thuyền ngắm cảnh. Hiện nay Công ty Khai thác công trình thủy lợi, Công ty cổ phần Dịch vụ - Du lịch đã tổ chức một số dịch vụ phục vụ khách tham quan như cưỡi voi trong rừng khộp, thưởng thức cá nướng tại các bãi cá nướng lụi hoặc Bãi Trai, tham quan hang Dơi, núi Nhọn….

Điều kiện tài nguyên thiên nhiên tại hồ Ayun Hạ rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch của tỉnh Gia Lai. Xây dựng khu du lịch hồ Ayun Hạ sẽ tạo được điểm nhấn cho sự kết nối giữa các điểm du lịch trong vùng và các tuyến du lịch trong toàn tỉnh. Đặc biệt với diện tích lòng hờ và tài ngun du lịch vùng phụ cận có thể qui hoạch đầu tư phát triển nơi đây thành khu du lịch cấp

quốc gia gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

Hồ Ya Ly được hình thành sau khi ngăn dòng sông Sê San xây dựng công trình thủy điện Ya Ly. Thác Ya Ly nổi tiếng ngày xưa nay được thay bằng cảnh đẹp của đập dâng, đập tràn xả lũ và một hồ nước rộng lớn trong xanh nằm giữa núi rừng Tây Ngun. Hờ chứa Ya Ly có diện tích bề mặt rộng 64,5 km2 và dung tích 1,03 tỉ m3 nước. Hồ Ya Ly có quang cảnh đẹp với sông nước mênh mang và hệ sinh thái ven hồ khá hấp dẫn, là nơi cung cấp các thủy sản nước ngọt cho Tây Nguyên, nước tưới và sinh hoạt cho nhân dân các vùng lân cận vào mùa khô. Đặc biệt thủy điện Ya Ly nổi tiếng là công trình trọng điểm quốc gia, lớn thứ hai sau thủy điện Hòa Bình với công suất lắp đặt 720 MW và sản lượng điện trung bình năm 3,7 tỉ KWh. Trong những năm gần đây hồ Ya Ly đã thu hút khách tham quan, dã ngoại từ các tỉnh lân cận nhưng chỉ chủ yếu vào các dịp lễ tết. Một số công ty lữ hành nội địa đã xây dựng chương trình du lịch trong đó có tham quan nhà máy Thủy điện và hồ Ya Ly nhưng hoạt động chưa thường xuyên và hiệu quả còn thấp.

Để khai thác tiềm năng hiện có, phát triển du lịch kết hợp tham quan công trình thủy điện Ya Ly có thể qui hoạch nơi đây thành một khu du lịch hấp dẫn của tỉnh, tạo điểm nhấn và sự kết nối giữa các tuyến du lịch hai tỉnh Gia Lai, Kon Tum qua cửa khẩu Lệ Thanh đến các tỉnh Đông bắc Campuchia và hạ Lào.

Thác Phú Cường thuộc địa bàn xã Dun, huyện Chư Sê nằm gần quốc lộ 25 và quốc lộ 14, cách trung tâm huyện Chư Sê 5km về phía Đơng, cách thành phớ Pleiku 40km về phía Nam, thác là tài nguyên du lịch thiên nhiên từ lâu đã được nhiều du khách trong tỉnh, trong nước và khách quốc tế quan tâm. Đây là thác nước tự nhiên có độ cao gần 40 mét, cảnh quan thiên nhiên quanh thác rất đẹp và hấp dẫn du khách. Từ lâu thác Phú Cường đã trở thành điểm thu hút du khách trên địa bàn tỉnh.

ngành du lịch để khai thác, phát huy tiềm năng còn rất hạn chế, hoạt động du lịch ở đây chủ yếu mang tính tự phát, khơng có quy hoạch, kế hoạch nên chất lượng sản phẩm không cao, môi trường tự nhiên bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Gia Lai thời kỳ 1998-2010 được UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt đã xác định khu vực thác Phú Cường là một trong những điểm du lịch quan trọng của tỉnh. Phát triển du lịch thác Phú Cường là bước triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh vừa là nhằm khai thác thế mạnh du lịch của vùng, góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên của khu vực và bảo vệ diện tích rừng phòng hộ cho hồ Ayun Hạ. Như vậy nếu được đầu tư đúng mức thác Phú Cường cùng với hồ Ayun Hạ sẽ trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của Gia Lai và cả Tây Nguyên.

Về di tích lịch sử, di tích lịch sử của Gia Lai khơng nhiều và nằm rải rác ở các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Ở thị xã An Khê và các huyện KBang, Kong Chro có quần thể di tích Tây Sơn thượng đạo, quần thể di tích này được Bộ Văn hóa - Thơng tin (nay là bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp bằng di tích lịch sử ngày 14 tháng 6 năm 1991, quần thể gờm 6 di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa của anh hùng áo vải Quang Trung - Ngũn Huệ gờm: An Khê đình, Gò Chợ, hòn đá Ơng Bình, hòn đá Ơng Nhạc, Vườn Mít - Cánh đờng Cơ Hầu, Kho tiền - Nền nhà ông Nhạc. Đây là mãnh đất khởi nghiệp của ba anh em nhà Tây Sơn cuối thế kỷ XVIII. Tây sơn Thượng đạo được anh em nhà Tây Sơn chọn làm hậu cứ, trước mặt là bình nguyên bao la, sau lưng là cao nguyên với bạt ngàn diện tích rừng già ứng với thuyết “địa linh nhân kiệt”, thuận lợi cho việc chiêu mộ và huấn luyện binh sĩ. Cũng chính từ nơi đây Quang Trung - Nguyễn Huệ đã dấy binh thần tốc hành quân ra Bắc đánh tan 20 vạn quân Thanh làm nên chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa lịch sử vào mùa xuân năm 1789. Quần thể di tích này nếu được đầu tư, tơn tạo sẽ là điểm du lịch văn hóa, lịch sử có giá trị và có thể kết nối các tour du lịch với khu di tích Tây Sơn Hạ đạo ở huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định (cách khu di tích

Tây Sơn Thượng đạo chưa đến 40km) quê hương của ba anh em nhà Tây Sơn. Nhà Lao Pleiku, di tích nằm ngay trung tâm thành phố Pleiku. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đế quốc Mỹ sử dụng nhà lao làm nơi giam giữ tù chính trị, nhiều hình thức tra tấn dã man đã được áp dụng để tra tấn các chiến sĩ cách mạng bị bắt và bị giam cầm ở đây. Năm 1994, nhà lao Pleiku được bộ Văn hóa - Thể thao cấp bằng di tích lịch sử văn hóa.

Làng kháng chiến Stơr, cách thành phớ Pleiku 70 km về phí Đơng, làng

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri kinh tế du lịch ở tỉnh gia lai (Trang 74 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w