- Tổng giá trị GDP du lịch và dịch vụ
3.3.6. Coi trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế du lịch
kinh tế du lịch
Chất lượng nguồn nhân lực giữ vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng để phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh. Hiện nay chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế du lịch của tỉnh còn rất hạn chế và chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Đội ngũ cán bộ quản lý, lao động kỹ thuật được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ còn ít, lực lượng lao động chưa qua đào tạo chiếm phần đông trong tổng số lao động của ngành kinh tế du lịch. Chính vì vậy, Gia
Lai cần có các giải pháp đồng bộ và hiệu quả để đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Phải đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề liên quan đến dịch vụ du lịch cho học sinh ngay trong các trường trung học cơ sở và phổ thông để làm chuyển biến nhận thức cho các đối tượng đang là học sinh, sinh viên. Đồng thời phải xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách hỡ trợ có hiệu quả cho việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Tổ chức các lớp đào tạo nghề cho nhân dân địa phương nhất là ở các vùng có dự án phát triển du lịch, có chính sách hỡ trợ tài chính cho người dân chuyển đổi ngành nghề và vay vốn để phát triển các loại hình dịch vụ du lịch.
Đối với lực lượng lao động đang làm việc trong ngành du lịch của tỉnh, phải rà soát, phân loại cử đi đào tạo nâng cao trình độ các mặt, để từng bước đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Phải tăng cường các hoạt động giao lưu học tập kinh nghiệm ở trong nước và ngoài nước để học hỏi kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng quản lý, khai thác, vận hành, kinh doanh du lịch. Đới với một sớ cơng việc có tính chun mơn cao như quản lý các khách sạn, nhà hàng lớn cần phải thuê chuyên gia có kinh nghiệm là người nước ngồi làm cơng tác quản lý, điều hành sau đó từng bước thực hiện chuyển giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ, quản lý là người Việt Nam.
KẾT LUẬN
KTDL là một bộ phận nằm trong hệ thống các ngành kinh tế quốc dân, một lĩnh vực thuộc khu vực kinh tế dịch vụ. Bằng hoạt động cung ứng sản phẩm thông qua các tổ chức sản xuất, kinh doanh thỏa mãn nhu cầu của du khách trong và ngoài nước, mục tiêu hoạt động của KTDL nhằm thu được lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội tới đa. Hoạt động cung ứng sản phẩm của KTDL du lịch có tính thời vụ rất cao, chịu sự tác động và ảnh hưởng trực tiếp bởi các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội; KTDL chịu sự tác động và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và cũng chịu sức ép bởi cạnh tranh kinh doanh du lịch của các nước khác.
Phát triển KTDL là một yêu cầu cấp thiết đối với cả nói chung, với mỗi tỉnh trong đó có tỉnh Gia Lai nói riêng. Nó bắt nguồn từ vai trò và tác dụng của ngành kinh tế này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua phát triển KTDL, nguồn lực của đất nước có điều kiện đưa vào sử dụng tạo ra của cải. Phát triển KTDL tạo điều kiện thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác. Sự phát triển của KTDL góp phần quan trọng vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, phát triển của KTDL còn nhằm nâng cao hiệu quả quảng bá hình ảnh đất nước trên trường quốc tế, tạo sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, góp phần mở rộng các quan hệ quốc tế.
Luận văn đã nghiên cứu làm rõ các nội dung phát triển KTDL, chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành kinh tế này và nghiên cứu kinh nghiệm của tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đăk Lăk trong phát triển KTDL những năm gần đây để rút ra năm bài học kinh nghiệm mà tỉnh Gia Lai tham khảo.
Từ phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của tỉnh Gia Lai có liên quan đến phát triển kinh tế du lịch, nêu chủ trương và chính sách của cấp ủy đảng và chính quyền tỉnh về phát triển ngành kinh tế này, luận văn làm rõ thực trạng, phân tích và đánh giá những thành cơng và hạn chế trong phát
triển KTDL của tỉnh Gia Lai từ năm 2005 đến nay, chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế mà tỉnh đang phải đối mặt. Trên thực tế, Gia Lai là mảnh đất có truyền thống văn hóa lâu đời và đặc sắc gắn với quá trình phát triển hàng ngàn năm của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. So với các địa phương khác Gia Lai có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển KTDL, đặc biệt là phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lịch sử. Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế du lịch Gia Lai chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của địa phương, tài nguyên du lịch chưa được khai thác đúng mức để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
Để góp phần làm cho KTDL thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Chiến lược phát triển du lịch quốc gia và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XIV, xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn đã phân tích, luận văn đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển KTDL ở tỉnh Gia Lai đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Phương hướng được đề xuất bao gồm: Phát triển KTDL Gia Lai một cách tồn diện và đờng bộ, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; phát triển KTDL phải đảm bảo hiệu quả về kinh tế, xã hội, gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh, bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo đảm tăng trưởng của hoạt động du lịch theo hướng bền vững; chú trọng mở rộng liên kết hoạt động du lịch trong tỉnh, trong vùng và liên kết quốc tế và gắn phát triển KTDL với các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương. Các giải pháp tập trung vào: cơng tác quy hoạch; hồn thiện mơi trường, điều kiện pháp lý và chính sách; phát triển kinh tế du lịch; phát triển nguồn nhân lực; và tăng cường quản lý nhà nước về du lịch.
Tuy học viên đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu đề tài, nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Học viên xin cám ơn những góp ý của các nhà khoa học để luận văn có kết quả tốt hơn.