tham khảo
Từ nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm của Lâm Đồng, Đăk Lăk về phát triển KTDL có thể rút ra một số bài học sau:
Một là, phải thống nhất quan điểm chỉ đạo về phát triển du lịch từ cấp
ủy đến chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã, coi du lịch là ngành kinh tế quan trọng của địa phương, đóng góp tích cực cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế để tập trung đầu tư, phát triển, từng bước xã hội hóa hoạt động KTDL.
Hai là, phát triển du lịch phải theo quy hoạch, phải định hướng và dự
báo được nhu cầu du lịch của du khách cả trong nước và quốc tế, cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Ba là, Đầu tư phát triển KTDL phải có tầm nhìn xa, không thể đầu tư
nửa vời gây lãng phí tài nguyên du lịch và làm nản lòng du khách mà phải tập trung đầu tư đồng bộ, có trọng điểm từ kết cấu hạ tầng đến các dịch vụ bổ trợ để đáp ứng mọi yêu cầu của du khách. Huy động nhiều nguồn lực đầu tư cho phát triển du lịch, chú trọng công tác xã hội hóa trong đầu tư phát triển các loại hình du lịch.
Bốn là, phải kết hợp có hiệu quả công tác tuyên truyền, xúc tiến, quảng
bá du lịch dưới nhiều hình thức để du khách trong và ngoài nước biết đến các điểm, tuyến du lịch của địa phương. Phải bảo tồn và phát triển văn hóa đa dạng của cộng đồng các dân tộc, từ đó xây dựng các tour du lịch về buôn làng, cội nguồn,... cái mà các nơi khác không có. Phải thực hiện liên kết các tour du lịch trong và ngoài nước để đa dạng hóa các loại hình du lịch và thu hút du khách.
Năm là, phải kiên quyết khắc phục mặt tiêu cực trong phát triển KTDL
như tệ nạn xã hội phát triển, cảnh quan thiên nhiên bị xâm hại, môi trường bị ô nhiễm, văn hóa truyền thống bị mai một, biến dạng. Đồng thời phải khắc phục các yếu kém trong quản lý để KTDL phát triển bền vững và đóng góp ngày càng nhiều cho nền kinh tế.
Chương 2