Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế du lịc hở tỉnh Gia Lai đến năm

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri kinh tế du lịch ở tỉnh gia lai (Trang 93 - 96)

- Tổng giá trị GDP du lịch và dịch vụ

3.1.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế du lịc hở tỉnh Gia Lai đến năm

Lai đến năm 2015

- Phương hướng phát triển KTDL: Về quan điểm phát triển KTDL của tỉnh, một mặt phải chú trọng quán triệt quan điểm, chủ trương phát triển kinh

tế du lịch của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới, vận dụng vào điều kiện cụ thể của tỉnh. Mặt khác, phải đề ra các cơ chế, chính sách đúng đắn, phù hợp với đặc điểm tình hình của tỉnh để tranh thủ thời cơ, vượt qua khó khăn thách thức, phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Từ quan điểm trên, phương hướng phát triển KTDL Gia Lai đến năm 2015 như sau:

Một là, phát triển kinh tế du lịch Gia Lai một cách tồn diện và đờng

bộ, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; thực hiện tốt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Gia Lai đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, tập trung đầu tư phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lịch sử để khai thác các tốt nguồn tài nguyên du lịch mà Gia Lai đang có lợi thế như vườn quốc gia Kon Ka Kinh, khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, Biển Hồ, rừng thông Đak Pơ, hồ Ayun Hạ, thủy điện Ya Ly, các di tích lịch sử, các lễ hội văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số...

Hai là, phát triển kinh tế du lịch phải đảm bảo hiệu quả về kinh tế, xã

hội, gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh, bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo đảm tăng trưởng của hoạt động du lịch theo hướng bền vững.

Ba là, phải chú trọng mở rộng liên kết hoạt động du lịch trong tỉnh,

trong vùng và liên kết quốc tế. Chú trọng phát triển dịch vụ lữ hành, tạo ra mối liên kết bền chặt giữa các tour du lịch trong và ngoài nước.

Bốn là, gắn phát triển KTDL với các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa

phương. Phát triển KTDL phải gắn với các mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực - tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp; giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, nhất là nhân dân trong các vùng dự án phát triển du lịch.

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng, có nội dung văn hóa sâu sắc và tính xã hội hóa cao. Vì vậy, phát triển du lịch là

nhiệm vụ thường xuyên, là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế - xã hội và cộng đồng dân cư. Phát triển kinh tế du lịch Gia Lai từ nay đến năm 2015 phải phù hợp với chiến lược phát triển du lịch chung, đờng thời phải đạt được các mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, q́c phòng - an ninh, trật tự trị an và bảo vệ môi trường sinh thái. Trong điều kiện của Gia Lai hiện nay, tiềm năng du lịch khá phong phú, tài nguyên du lịch khai thác chưa nhiều, do vậy, cần phải có chính sách thơng thống để thu hút đầu tư của tất cả các thành phần kinh tế, cả trong nước và ngoài nước. Trong đó, quan tâm đến các dự án quy mô lớn, giải quyết nhiều lao động, tác động trực tiếp đến các ngành kinh tế khác. Đồng thời, phải đẩy nhanh tiến độ các dự án đang triển khai để nhanh chóng đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả.

- Mục tiêu phát triển KTDL: Phát triển kinh tế du lịch để khai thác có

hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh theo hướng tích cực (tăng tỷ trọng giá trị ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp). Về mặt xã hội, phát triển kinh tế du lịch góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, tạo ra nhiều việc làm mới, tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Một số chỉ tiêu cụ thể về phát triển kinh tế du lịch đến năm 2015 như sau: Về khách du lịch, phấn đấu số lượt khách du lịch đến tỉnh tăng bình quân hàng năm trên 14%, đến năm 2015 đạt 320.000 lượt khách tăng gấp đôi năm 2010. Trong đó, khách quốc tế chiếm từ 7 đến 8% so với tổng lượng khách. Nhịp độ tăng trưởng GDP du lịch bình quân giai đoạn 2010-2015 đạt 18%/năm, nhịp độ tăng trưởng GDP du lịch và các ngành dịch vụ tăng bình quân 16,5%/năm. Đầu tư cho du lịch tăng bình quân 20%/năm. Giai đoạn 2010-2015 đầu tư phát triển hạ tầng du lịch bình quân 150 tỷ đồng/năm, tăng

gấp 4 lần giai đoạn 2005-2010. Tỷ trọng GDP du lịch so với GDP nói chung của tỉnh đến năm 2015 đạt 2,2%, tăng 0,6% so với năm 2010.

3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂNKINH TẾ DU LỊCH Ở TỈNH GIA LAI TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri kinh tế du lịch ở tỉnh gia lai (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w