Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trên

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri kinh tế du lịch ở tỉnh gia lai (Trang 86 - 90)

- Tổng giá trị GDP du lịch và dịch vụ

2.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trên

- Nguyên nhân khách quan:

Các thế lực thù địch và bọn phản động lưu vong ra sức kích động, chớng phá làm cho tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn tỉnh phức tạp, gây tâm lý e ngại cho du khách trong và ngoài nước khi đến Tây Nguyên và Gia Lai.

Hạ tầng giao thông chưa được đầu tư đồng bộ, Gia Lai không có đường sắt, đường biển, trong lúc đường hàng không, đường bộ chưa thật sự có chất lượng tốt, nhất là các tuyến giao thông huyết mạch nối liền các tỉnh trong tam giác phát triển Việt Nam, Lào, Campuchia. Riêng về hàng không, từ trước ngày 27 tháng 10 năm 2009 trở về trước Gia Lai chưa có đường bay thẳng đi Hà Nội, các chuyến bay Pleiku - Hà Nội và ngược lại đều phải quá cảnh qua Đà Nẵng rất bất tiện vì phải chờ đợi trung chuyển nhiều giờ tại sân bay Đà Nẵng, sự bất tiện ấy đã hạn chế lượng du khách đến Gia Lai, nhất là khách nước ngoài.

Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến hết tháng 10 hàng năm cũng ảnh hưởng đến lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến với Gia Lai.

Du lịch Gia Lai với các điểm, tuyến du lịch hiện có mới được hình thành trong thời gian gần đây nên chưa được nhiều du khách biết đến. Trong lúc du khách trong nước và nước ngoài thường đến những nơi đã quen biết và

có ngành kinh tế du lịch phát triển cao.

Gia Lai tương đối giàu tài nguyên du lịch, cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, đây là điều kiện tốt để phát triển kinh tế du lịch. Tuy vậy, tài nguyên du lịch Gia Lai không tập trung mà nằm rải rác ở các địa phương trong tỉnh do vậy rất khó khăn trong việc kết nối các tuyến điểm và đầu tư phát triển hạ tầng du lịch.

- Nguyên nhân chủ quan:

Một là, công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển du lịch

còn bất cập, cuối năm 2008 Gia Lai đã có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2010 và hiện nay đang lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010-2015. Nhìn chung công tác lập quy hoạch chưa thật sự được chú trọng, mới có các quy hoạch ngắn hạn, chưa có quy hoạch mang tầm chiến lược, lâu dài. Chưa lập được các quy hoạch chi tiết để phát triển các điểm, tuyến du lịch để quản lý và đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch. Quy hoạch sử dụng đất lập 5 năm một lần và kế hoạch sử dụng đất hàng năm được lập theo Luật Đất Đai còn chung chung chưa thể hiện được quỹ đất dành cho phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái. Công tác quản lý quy hoạch cũng bộc lộ nhiều yếu kém, tình trạng lấn chiếm quy hoạch, thực hiện không đúng quy hoạch rất phổ biến.

Hai là, đầu tư cho hạ tầng du lịch còn hạn chế; tổng mức đầu tư toàn xã

hội giai đoạn 2005-1010 của cả tỉnh đạt 31.514 tỉ đồng, tốc độ tăng bình quân cả giai đoạn đạt 13,5%/năm. Giai đoạn 2010-2015 dự kiến tổng mức đầu tư tồn xã hội đạt 67.700 tỉ đờng, tăng bình quân 18,2%/năm (Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV vừa diễn ra). Tổng mức đầu tư toàn xã hội tăng nhanh qua các năm nhưng đầu tư phát triển hạ tầng du lịch từ các nguồn vốn chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Giai đoạn 2005-2010 là 90 tỉ đồng (0,28%), một tỉ trọng không đáng kể trong cơ cấu đầu tư.

cơng trình x́ng cấp nghiêm trọng. Quần thể di tích Tây sơn thượng đạo tại thị xã An Khê và các huyện KBang, Kông Chro, đại bản doanh của 3 anh em nhà Tây Sơn dấy binh tụ nghĩa, trước khi xuất quân ra Bắc đánh tan 20 vạn quân Thanh năm 1789 làm nên chiến thắng Ngọc Hồi, Đống Đa lịch sử. Quần thể này với 6 điểm di tích được bộ Văn Hóa công nhận năm 1996 gắn với chiến công lẫy lừng của anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ trong lịch sử nhưng đến nay vẫn chưa được đầu tư tôn tạo, nhiều nơi chỉ còn là đất trống. Quần thể này nếu được đầu tư thỏa đáng sẽ là điểm du lịch văn hóa, lịch sử có giá trị kinh tế và nhân văn sâu sắc.

Bốn là, chất lượng của nguồn nhân lực ngành du lịch còn thấp, chưa

đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành; nguồn nhân lực ngành kinh tế du lịch của tỉnh hạn chế về trình độ các mặt, lao động được đào tạo trong ngành du lịch Gia Lai chỉ chiếm 33,29%/tổng số lao động, lao động có trình độ ngoại ngữ chiếm 21,59%, số lao động này chủ yếu làm việc trong các khách sạn lớn và dịch vụ kinh doanh lữ hành.

Năm là, sự gắn kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp, các tổ chức kinh

doanh du lịch chưa chặt chẽ. Đa số các doanh nghiệp chỉ chú tâm vào kinh doanh lưu trú, ăn uống, chưa chú trọng đa dạng hóa các loại hình và các hình thức kinh doanh du lịch để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách. Các tổ chức kinh doanh du lịch chưa quan tâm đầu tư phát triển thương hiệu du lịch của tỉnh, của doanh nghệp; hầu hết các doanh nghiệp còn thụ động trong các hoạt động quảng bá, tiếp thị; đầu tư cho quảng cáo, xúc tiến thương mại chưa nhiều. Các điểm, tuyến du lịch của cả nước được đăng tải trên các trang web, các tạp chí du lịch chưa giới thiệu các điểm du lịch của Gia Lai. Tính chuyên nghiệp trong cung cách phục vụ, đón tiếp, chào mời khách chưa được đề cao. Số lượng và chủng loại sản phẩm du lịch nghèo nàn, chất lượng sản phẩm du lịch thấp, sức cạnh tranh hạn chế.

thực hiện thiếu đồng bộ giữa các cấp, các ngành, cơ chế chính sách thu hút đầu tư về du lịch chưa hấp dẫn và thơng thống nên chưa huy động được các ng̀n lực trong và ngồi tỉnh tham gia đầu tư phát triển các loại hình du lịch.

Bảy là, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch thành lập chậm và thay đổi

thường xuyên (trước đây có sở Du lịch riêng, sau này là sở Thương mại - Du lịch, nay là sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch), năng lực quản lý du lịch hạn chế. Tình trạng xâm hại tài nguyên du lịch còn nhiều. Công tác quản lý vệ sinh môi trường, vệ sinh an tồn thực phẩm chưa tớt, thiếu các chế tài trong quản lý, khai thác tiềm năng KTDL.

Những nguyên nhân trên chính là rào cản, cản trở sự phát triển của KTDL tỉnh Gia Lai. Tháo gỡ các rào cản nói trên để thúc đẩy KTDL phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, đóng góp ngày càng nhiều cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh là trách nhiệm của các cấp, các ngành.

Từ nghiên cứu tình hình phát triển KTDL của tỉnh Gia Lai thời gian qua, phân tích các nguyên nhân tác động đến sự phát triển của kinh tế du lịch, tác giả đưa ra một số phương hướng, giải pháp với mong muốn là Gia Lai sẽ khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh vốn có để thúc đẩy phát triển KTDL nhanh hơn, có hiệu quả hơn trong thời gian đến.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở TỈNH GIA LAI ĐẾN NĂM 2015

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri kinh tế du lịch ở tỉnh gia lai (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w