Tình hình phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Gia Lai từ năm 2005 đến nay

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri kinh tế du lịch ở tỉnh gia lai (Trang 52 - 65)

2005 đến nay

- Những chủ trương, biện pháp của cấp ủy và chính quyền địa phương về phát triển kinh tế du lịch.

Thời gian qua, nhất là những năm gần đây Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Gia Lai đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2005-2010) xác định:

Phát triển mạnh các hoạt động du lịch lễ hội truyền thống, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, tham quan nghiên cứu … Có chính sách ưu đãi và kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh du lịch ở Pleiku, Chư Păh, An Khê, Đak Pơ, Mang Yang, Chư Sê, Kbang, Ayun Pa. Tăng cường liên kết giữa mạng lưới du lịch Gia Lai với hệ thống du lịch trong nước và quốc tế, phấn đấu để doanh thu du lịch tăng bình quân trên 12%/năm [13].

Triển khai Nghị quyết của Đại hội XIII, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 13-NQ/TU ngày 26/8/2008 về phát triển du lịch đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Nghị quyết 13 của Ban

Thường vụ Tỉnh ủy đã đánh giá tình hình hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh từ năm 2001 đến năm 2008, chỉ rõ quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp cụ

thể để phát triển du lịch trong thời gian đến, đồng thời giao nhiệm vụ cho các cơ quan, ban, ngành, địa phương tổ chức thực hiện Nghị quyết đạt kết quả cao nhất.

Về đánh giá tình hình, Nghị quyết 13 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ rõ giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2008, du lịch Gia Lai đạt mức tăng trưởng khá; tổng nguồn vốn các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng mới, mở rộng khách sạn, các điểm vui chơi, giải trí, đa dạng hóa sản phẩm, loại hình du lịch, xây dựng các tour tham quan du lịch trong và ngoài tỉnh tăng 45 lần. Năm 2007, lượng khách du lịch đến Gia Lai tăng 2,4 lần so với năm 2000, doanh thu tăng 18%/năm, nộp ngân sách tăng bình quân 19%/năm. Tuy vậy, so với tiềm năng, lợi thế của tỉnh thì những kết quả đạt được còn rất khiêm tốn, tốc độ phát triển du lịch còn chậm so với yêu cầu, hiệu quả kinh tế - xã hội của các loại hình du lịch chưa cao, đóng góp của ngành du lịch vào GDP của lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, nghèo nàn. Đầu tư cho hoạt động du lịch chưa thỏa đáng, thiếu tập trung, việc thu hút các nhà đầu tư, các nguồn vốn để phát triển du lịch chưa nhiều. Chi đầu tư hỗ trợ phát triển hạ tầng du lịch không đáng kể so với tổng mức đầu tư của cả tỉnh. Công tác quản lý nhà nước và trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành du lịch chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển; công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quản lý, phát triển du lịch chưa chặt chẽ. Chính sách ưu tiên phát triển du lịch chưa được sự quan tâm đúng mức; công tác xúc tiến, quảng bá du lịch chưa được chú trọng. Nghị quyết 13 cũng đã chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế yếu kém trên là do:

Về khách quan, tình hình an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh chưa ổn định đã tác động xấu đến hoạt động du lịch, hệ thống giao thông đến các điểm du lịch chậm được đầu tư nâng cấp, tài nguyên du lịch của tỉnh còn một số mặt hạn chế.

Về chủ quan, nhận thức của một sớ cấp ủy, chính qùn, của một bộ phận cán bộ đảng viên và nhân dân về du lịch chưa đầy đủ; công tác qui hoạch, quản lý và thực hiện qui hoạch phát triển du lịch chưa được quan tâm đúng mức; công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch còn hạn chế, chưa tạo ra môi trường thuận lợi để thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch; công tác quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều hạn chế, định hướng phát triển du lịch của tỉnh trong từng giai đoạn còn nhiều bất cập; tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển.

Về quan điểm mục tiêu phát triển du lịch, Nghị quyết 13 yêu cầu: Phát triển du lịch trên cơ sở qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và phát huy những lợi thế, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh về cảnh quan, mơi trường, lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa, các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại). Phát triển du lịch là nhiệm vụ của cả hệ thớng chính trị và của toàn xã hội, gắn với xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực; khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các loại hình du lịch trên địa bàn tỉnh. Phát triển du lịch phải gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc, tiếp thu văn minh nhân loại và chú trọng bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái.

Nghị quyết 13 cũng đề ra các mục tiêu phát triển du lịch đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 là: Phát triển du lịch nhanh và bền vững, đến năm 2015 du lịch trở thành ngành kinh tế có đóng góp quan trọng trong GDP

của lĩnh vực dịch vụ, phấn đấu đến năm 2020 ngành du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa trên địa bàn tỉnh.

Về các mục tiêu cụ thể, Nghị quyết 13 đã đề cập: Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng lượt khách du lịch bình quân hàng năm 16 - 18%, lượng khách du lịch đến tỉnh năm 2015 gấp 4 lần so với 2007, riêng khách quốc tế gấp 9 lần và chiếm tỷ trọng từ 10% trong tổng lượng khách trở lên. Doanh thu du lịch tăng bình quân hàng năm 18 - 20%, đưa tổng doanh thu lên gấp 5 lần so với năm 2007. Đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch hiện có và phát triển mạnh các loại hình du lịch mới. Tích cực quảng bá và kêu gọi đầu tư vào các dự án về du lịch. Phấn đấu đến năm 2015 xây dựng được ít nhất 5 dự án du lịch có quy mô cấp địa phương và từ 01 đến 02 dự án du lịch có quy mô cấp quốc gia. Phát triển du lịch để góp phần thực hiện các cam kết quốc gia về tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia (dự án tiểu vùng sông Mê Kông).

Từ các mục tiêu trên Nghị quyết 13 đã đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp để phát triển du lịch trong thời gian đến là:

+ Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 1998-2010, tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 2009-2015 và định hướng đến năm 2020. Đẩy nhanh tốc độ quy hoạch chi tiết và tập trung đầu tư vào các dự án trọng điểm: Khu du lịch Lâm viên Biển Hồ, Khu du lịch thác Phú Cường, công viên Văn hóa các dân tộc Gia Lai, các khu du lịch sinh thái Hồ Ayun Hạ, rừng thông Đak Pơ, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh…

+ Tăng cường đầu tư phát triển nhanh cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch. Ưu tiên đầu tư phát triển các khu, điểm du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái và du lịch tổng hợp, đảm bảo môi trường bền vững. Củng cố, mở rộng và khai thác có hiệu quả thị trường du lịch nội tỉnh gắn với du lịch liên kết vùng Tây Nguyên, duyên hải miền Trung, Đông Nam bộ, thành

phớ Hờ Chí Minh. Phát huy lợi thế trung tâm của khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia và tuyến du lịch quốc gia gắn với “Con đường hùn thoại Hờ Chí Minh”, “Con đường xanh Tây Ngun”, “Con đường di sản miền Trung - Tây Nguyên”, đường Đông Trường Sơn...

+ Khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất đã được đầu tư xây dựng gắn với trùng tu, tơn tạo và bảo tờn các di tích lịch sử - văn hóa, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, cảnh quan và môi trường sinh thái. Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, nhằm giới thiệu và thu hút khách du lịch.

+ Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý, ngoại ngữ, nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành du lịch, đặc biệt là hướng dẫn viên du lịch thích ứng với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế. Chú trọng tôn tạo, bảo vệ, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, bảo đảm phát triển du lịch bền vững. Thường xuyên kết hợp chặt chẽ giữa phát triển du lịch gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh và công tác đối ngoại.

Mới đây nhất, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2010-2015 (tháng 10/2010) trong phần phương hướng, nhiệm vụ 5 năm đến đã đề cập:

Tích cực kêu gọi đầu tư, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển các loại hình du lịch, nhất là du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, lịch sử phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Nâng cao chất lượng hoạt động của các loại hình du lịch hiện có và phát triển mạnh các loại hình mới, mở rộng hợp tác liên kết du lịch giữa Gia Lai với các tỉnh, thành trong cả nước và các nước trong khu vực [14].

Ngoài ra, Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh và các ngành chức năng của tỉnh cũng đã ban hành một số văn bản chỉ đạo và định hướng phát triển du

lịch trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 84/2007/QĐ- UBND ngày 27 tháng 8 năm 2007 quy định về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, quy

trình và thủ tục thực hiện ưu đãi và hỗ trợ đầu tư áp dụng trên địa bàn tỉnh, trong đó có các chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch. Về ngành nghề, lĩnh vực được ưu đãi đầu tư, ngoài những ngành nghề được hưởng ưu đãi theo qui định của Chính phủ, UBND tỉnh qui định danh mục ngành nghề được hưởng ưu đãi bổ sung theo các qui định của tỉnh theo thứ tự sau: (1) các dự án đầu tư tại khu kinh tế cửa khẩu Đức Cơ (Việt Nam) - Ozadao (Campuchia), (2) các dự án du lịch, dịch vụ đầu tư vào các khu du lịch đã qui hoạch, (3) dự án đầu tư vào các khu cơng nghiệp của tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai thực hiện, các cụm công nghiệp, làng nghề thuộc địa bàn các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Các ưu đãi đầu tư cho các dự án nói trên cụ thể như sau: (1) Giá đất để tính tiền thuê đất và khung giá cho thuê đất áp dụng cho tồn bộ diện tích đất qui hoạch được phê duyệt giữ ở mức ổn định trong từng khoảng thời gian là 5 năm và mỗi lần tăng giá không quá 10% so với giá cũ, trừ những dự án thuê đất theo hình thức trả tiền 1 lần cho toàn bộ thời gian thuê đất để thực hiện dự án. (2) Tỉnh chịu trách nhiệm hồn tất tồn bộ cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư trước khi giao đất cho nhà đầu tư theo dự án được duyệt. (3) Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh; đầu tư các kết cấu hạ tầng thiết yếu như điện, cấp thốt nước, đường giao thơng đến hàng rào các khu cơng nghiệp, khu du lịch đã qui hoạch. Các hạng mục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kĩ thuật bên trong khu công nghiệp, khu du lịch như hệ thống điện chiếu sáng, đường nội bộ, hệ thớng thốt nước được ngân sách tỉnh hỡ trợ 20% kinh phí nhưng tới đa khơng quá 100 triệu đồng cho mỗi dự án. Các dự án ngồi khu cơng nghiệp, khu du lịch do nhà đầu tư tự đầu tư xây dựng các kết cấu hạ tầng thiết yếu

như điện, cấp thốt nước, đường giao thơng để phục vụ dự án và các nhu cầu dân sinh được ngân sách tỉnh hỡ trợ 30% kinh phí xây dựng theo dự toán được cơ quan có thẩm quyền thẩm định hoặc phê duyệt.

Ngoài ra, tỉnh còn qui định rút ngắn thời gian thẩm định cấp giấy phép đầu tư, hỡ trợ kinh phí cho các hoạt động hội chợ, triển lãm, xúc tiến thương mại, xử lí mơi trường, v.v... Quyết định 84/2007/QĐ-UBND còn qui định đầu tư xây dựng, khai thác các điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh thuộc danh mục ngành nghề, lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư.

Ngày 14 tháng 4 năm 2009, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định sớ 174/QĐ-UBND về việc kiện tồn Ban chỉ đạo về du lịch tỉnh Gia Lai và ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo để phối hợp chỉ đạo phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Sở Thương mại và Du lịch (nay tách nhiệm vụ quản lý nhà nước về du lịch sang sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cũng đã lập và trình phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Gia Lai thời kỳ 1998- 2010 và ban hành Kế hoạch phát triển du lịch Gia Lai đến năm 2010. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Gia Lai thời kỳ 1998-2010 đã được UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt tại Quyết định số 06/1999/QĐ-UB, ngày 12 tháng 01 năm 1999 với các nội dung chủ yếu sau:

+ Về mục tiêu phát triển: Tỉnh chủ trương khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch để nhanh chóng phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh; sớm hoàn thành việc quy hoạch chi tiết và đầu tư các khu du lịch trọng điểm như Biển Hồ, vùng hồ thủy điện Ya Ly, khu du lịch sinh thái Kon Ka Kinh, Kon Chư Răng... đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong các khu du lịch.

+ Về nhịp độ tăng trưởng GDP du lịch: Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng bình quân đạt 11,9% trong giai đoạn 1998-2000, đạt 24,1% trong giai đoạn 2001-2005 và 20,5% trong giai đoạn 2006-2010, đưa tỷ trọng GDP du lịch so với tổng GDP của tỉnh từ 0,86% năm 1997 lên 1,6% năm 2010.

+ Về định hướng phát triển: UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch với định hướng phát triển về tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch, định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ và định hướng về đầu tư phát triển du lịch. Đối với định hướng các hoạt động kinh doanh du lịch, tỉnh chủ trương phát triển ngành du lịch theo chính sách kinh tế mở của nhà nước, trong chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng, ổn định và hiệu quả; tổ chức kinh doanh du lịch phải gắn liền với đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển du lịch bền vững. Trong định hướng đầu tư tỉnh đã xác định thứ tự ưu tiên đầu tư cho các dự án đã được xác định như khu du lịch Biển Hồ, khu du lịch sinh thái Kon Ka Kinh - Kon Chư Răng, khu du lịch hờ thủy điện Ya Ly... đờng thời khuyến khích các thành phần kinh tế cùng đầu tư phát

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri kinh tế du lịch ở tỉnh gia lai (Trang 52 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w