- Tổng giá trị GDP du lịch và dịch vụ
3.2.3. Nâng cấp và mở rộng hệ thống kết cấu hạ tầng cho phát triển kinh tế du lịch
Trước hết các cấp, các ngành cần nhanh chóng cụ thể hóa nghị quyết Đại hội Đảng tồn q́c lần thứ XI, nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV thành các chương trình hành động cụ thể để tổ chức thực hiện. Tiếp tục ban hành các cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích phát triển kinh tế du lịch, cụ thể là sửa đổi, bổ sung chính sách ưu đãi và thu hút đầu tư vào tỉnh theo Quyết định 84/2007/QĐ-UBND, ngày 27 tháng 8 năm 2007 của UBND tỉnh. Đưa kinh tế du lịch vào các ngành được ưu đãi đầu tư mức cao nhất so với các ngành kinh tế khác. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư sao cho thật sự thơng thống và hiệu quả. Đờng thời, phải chú trọng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đối với văn hóa vật thể cần có các chính sách cụ thể và đầu tư kinh phí hàng năm để sưu tầm, phục chế các loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào như cờng chiêng, đàn T’rưng, tiêu, sáo,…Hỡ trợ kinh phí cho các nghệ nhân truyền nghề cho cộng đồng đặc biệt là các nghề chỉnh Chiêng, tạo hình dân gian trên các tác phẩm nghệ thuật, dệt thổ cẩm, điêu khắc tượng nhà mồ,… Đối với văn hóa phi vật thể phải triển khai ngay việc sưu tầm, chép lại những bản trường ca của đồng bào các dân tộc để lưu truyền cho các thế hệ con cháu, tránh thất truyền vì hiện nay có bản trường ca rất có giá trị về mặt văn hóa, lịch sử nhưng chỉ còn một hai người đã cao tuổi thuộc, nguy cơ thất truyền rất cao.
3.2.3. Nâng cấp và mở rộng hệ thống kết cấu hạ tầng cho phát triểnkinh tế du lịch kinh tế du lịch
Trên cơ sở quy hoạch phát triển du lịch, các điểm, tuyến du lịch đã xác định, huy động các nguồn lực tập trung đầu tư nâng cấp và mở rộng kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế du lịch. Trước hết là nâng cấp các tuyến
đường giao thông; nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các loại phương tiện vận tải; trùng tu tôn tạo các công trình kiến trúc văn hóa lịch sử, danh lam, thắng cảnh; tổ chức các lễ hội truyền thống gắn với phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Đầu tư phát triển các tuyến đường bộ kết nối các điểm du lịch theo quy hoạch để rút ngắn thời gian đi lại, tăng thời gian tham quan, nghiên cứu, lưu trú và nghỉ dưỡng của du khách. Các công trình giao thông cụ thể đề nghị đầu tư xây dựng và nâng cấp để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển du lịch là: Nâng cấp tuyến đường đất hiện có từ Quốc lộ 25 đến lòng hồ Ayun Hạ, nâng cấp tuyến đường từ Quốc lộ 19 đi vào vườn Quốc gia Kon Ka Kinh; đầu tư mở mới tuyến đường vào khu vực rừng thông Đak Pơ, đường vành đai hồ Ya Ly, đường bao quanh Biển Hồ. Sớm triển khai dự án kéo dài đường băng sân bay Pleiku để các loại máy bay lớn như Air Bus, Boeing có thể cất hạ cánh đáp ứng nhu cầu đi lại bằng đường hàng không cho nhân dân và khách du lịch. Cùng với đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, phải đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ du lịch như điện, hệ thống cấp nước, thốt nước, sân chơi thể thao, bãi đậu đỡ xe,…
Khuyến khích đầu tư xây dựng các khách sạn, nhà hàng có chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế để thu hút du khách. Tiếp tục nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc, nhất là mạng điện thoại di động, mạng internet ở tất cả các điểm du lịch trong tỉnh phục vụ yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Đối với các loại phương tiện vận tải, phải tiếp tục đầu tư mua sắm các loại phương tiện có chất lượng, nhất là các phương tiện vận tải hành khách, các loại xe chuyên dùng để đưa đón khách du lịch.
Các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia đã tổ chức rất tốt công tác đưa đón khách du lịch bằng các loại xe ô tô chất lượng cao, kết hợp với dịch vụ thuyết minh, dẫn đường, giải đáp thắc mắc rất chuyên nghiệp. Qua đó, quảng bá hình ảnh đất nước con người nước sở tại với cả thế giới.