- Tổng giá trị GDP du lịch và dịch vụ
3.1.1. Bối cảnh và xu hướng phát triển kinh tế du lịch trong nước và trên thế giới trong thời gian tớ
lịch trong nước và trên thế giới trong thời gian tới
- Bối cảnh quốc tế có liên quan đến kinh tế du lịch:
Trong điều kiện ngày nay, hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển
đang trở thành xu hướng tất yếu trên phạm vi toàn thế giới. Với xu hướng đó, những thập kỷ gần đây, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế lớn, chiếm vị trí quan trọng ở nhiều quốc gia và trên phạm vi tồn cầu. Theo thớng kê của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) và Hiệp hội Lữ hành quốc tế (WTTC) năm 2000 thu nhập của ngành du lịch chiếm 10,7% GDP của toàn thế giới, năm 2006 chiếm 11,5%. Cũng theo (UNWTO) sớ người đi du lịch nước ngồi năm 2000 là 3,5%, dự báo đến năm 2020 sẽ tăng lên 7%; năm 2005 số khách du lịch quốc tế là 720 triệu lượt, năm 2010 là 1.100 triệu lượt và đến năm 2020 sẽ là 1.600 triệu lượt người [54]..
Tổ chức Du lịch thế giới đã thống kê có đến 83% các quốc gia xếp du lịch là một trong năm ngành xuất khẩu lớn và cứ ba nước thì có một nước coi du lịch là ngành thu nhập ngoại tệ quan trọng. Cũng chính từ đó các q́c gia đã đặc biệt chú trọng phát triển du lịch.
Những năm gần đây, sau khủng hoảng kinh tế - xã hội trên phạm vi rộng, một số nền kinh tế lớn đang phục hồi và tăng trưởng trở lại, các nền kinh tế mới nổi ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng đạt mức tăng trưởng khá đã tạo ra cơ hội lớn cho ngành kinh tế du lịch phát triển với tốc độ cao.
Trong khu vực, các nước ASEAN đang nổi lên là một trong những khu vực phát triển kinh tế du lịch năng động nhất thế giới, dưới góc độ khách quốc
tế đến, tốc độ tăng trưởng du lịch của các nước ASEAN năm 2007 đạt 12,2% cao gấp 2 lần so với mức tăng trưởng trung bình của cả thế giới. Năm 2007, các nước ASEAN đã đón 59,6 triệu lượt khách quốc tế, chiếm 6,6% tổng số khách du lịch quốc tế, tăng 12,2% so với năm 2006, gấp 1,5 lần so với 10 năm trước; năm 2010 các nước ASEAN đón 72 triệu lượt khách quốc tế. Thái Lan, Malaysia và Sigapore là các nước có lượng khách đến đông nhất trong khu vực [54]. Theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), từ năm 1950 - 2008, du lịch toàn cầu liên tục gia tăng, trở thành một trong những ngành kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Đáng mừng hơn, theo đánh giá của UNWTO, Việt Nam là một trong 5 quốc gia tăng trưởng khách du lịch nhanh nhất thế giới (36%), đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Điều này nghĩa là trong thời gian tới, kinh tế du lịch của nước ta sẽ có cơ hội lớn để hội nhập và phát triển.
- Bối cảnh trong nước và trong tỉnh Gia Lai:
Đảng và nhà nước ta đã và đang chủ trương tiếp tục thực hiện chính sách đới ngoại rộng mở, sẵn sàng làm bạn, làm đối tác tin cậy của các nước trên thế giới, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn để tập trung đầu tư phát triển. Trong điều kiện đó, kinh tế du lịch đang đứng trước cơ hội phát triển vượt bậc trong thời gian đến. Trên phạm vi cả nước, kinh tế nước ta đang duy trì tốc độ phát triển khá cao. Mặc dù thiên tai, lũ lụt vừa qua đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân, gây thiệt hại rất nặng nề đối với các tỉnh miền Trung nhưng kinh tế nước ta trong năm 2010 vẫn tăng trưởng 6,78% tương đương với tốc độ tăng trưởng bình quân của giai đoạn 1986-2008. Các chính sách an sinh xã hội được triển khai đồng bộ, hiệu quả, đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân được nâng lên.
Trong tỉnh, giai đoạn 2005 - 2010, kinh tế của tỉnh Gia Lai tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Tớc độ tăng trưởng GDP bình quân
13,6%/năm. Các loại nông sản năm 2010-2011 được mùa, giá đang ở mức cao, nhất là giá cao su, cà phê, tiêu. Đây là điều kiện làm tăng nguồn thu nhập của các tầng lớp dân cư, làm phát triển nhu cầu du lịch.
Đến năm 2010, quy mô nền kinh tế tăng 3,24 lần so với năm 2005; GDP bình quân đầu người đạt 14,54 triệu đờng/năm. Cơ chế, chính sách và môi trường thu hút đầu tư của tỉnh ngày càng cải thiện. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 2.700 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng vốn đăng ký trên 12.000 tỷ đồng. Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh được đầu tư xây dựng, cùng với việc hình thành khu vực tam giác phát triển giữa 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia; khánh thành đường 78 (nối Gia Lai với vùng Đông Bắc Campuchia), tạo điều kiện thuận lợi để khu vực cửa khẩu phát triển nhanh, TP Pleiku sẽ trở thành tâm điểm của khu vực.
Song song với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, các lĩnh vực văn hóa xã hội cũng đạt được những thành tựu quan trọng. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 14,32%; đời sống của đồng bào các dân tộc và nhân dân vùng căn cứ cách mạng luôn được quan tâm.
Về điều tiết kinh tế vĩ mơ, chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư của tỉnh bước đầu đã huy động được các nguồn lực cho phát triển. Công tác xây dựng hệ thớng chính trị, nhất là xây dựng Đảng được chú trọng; dân chủ trong nội bộ, sự đồng thuận trong xã hội và quyền làm chủ của nhân dân được phát huy. Ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên ngày càng được nâng lên.
Tuy đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao, nhưng Gia Lai vẫn là một tỉnh nghèo, quy mô kinh tế nhỏ, thu nhập bình quân đầu người thấp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Hạ tầng cơ sở chậm phát triển, nhất là vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2010 - 2015 (tháng 10/2010) đã nhất trí phương hướng tổng quát của nhiệm kỳ tới là: “Tiếp tục huy động mọi nguồn lực, khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư với các địa phương
trong nước và nước ngoài để phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền các cấp và hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ q́c, các đồn thể. Xây dựng tỉnh Gia Lai thành một tỉnh phát triển mạnh về kinh tế-xã hội, ổn định quốc phòng-an ninh, tiến tới trở thành vùng phát triển năng động trong khu vực tam giác phát triển Việt Nam-Lào- Campuchia...".
Với sự thống nhất cao, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội, trong đó những chỉ tiêu phấn đấu chủ yếu giai đoạn 2010-2015 như: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 12,8%; GDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đạt 34,2 triệu đồng/người/năm (tương đương với 1.622 USD); tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 33%, ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 36,7%, dịch vụ chiếm 30,3%; tốc độ tăng thu ngân sách trên địa bàn bình quân 18,2%/năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo tồn tỉnh x́ng 2%/năm; sớm đưa Gia Lai thoát khỏi tỉnh nghèo và thu hẹp khoảng cách GDP bình quân đầu người so với mức trung bình của cả nước; 100% làng có đảng viên, 90% thôn, làng, tổ dân phố có tổ chức đảng; hàng năm số TCCS đảng TSVM đạt trên 70%, số đảng viên đủ tư cách hồn thành tớt nhiệm vụ đạt 80% trở lên, kết nạp đảng viên mới đạt 7% trở lên trên tổng số đảng viên.
Quyết tâm của Đảng bộ càng tạo cơ hội thuận lới cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó có phát triển kinh tế du lịch. Điều kiện này sẽ khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển du lịch và tăng cường đi du lịch, góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển.