Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri kinh tế du lịch ở tỉnh gia lai (Trang 65 - 71)

- Công tác lập quy hoạch kế hoạch phát triển du lịch:

Từ năm 2005 đến nay KTDL trên địa bàn tỉnh đã phát triển trên cơ sở bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Các nghị quyết của các kỳ đại hội Đảng và các nghị quyết chuyên đề về du lịch đã được triển khai kịp thời, đầy đủ và đã thu được một số kết quả nhất định trên các lĩnh vực. Quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch được lập, phê duyệt và triển khai thực hiện theo từng giai đoạn đã tạo điều kiện cho hoạt động du lịch phát triển đúng định hướng và chủ động hơn. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Gia Lai thời kỳ 1998-2010 được lập tháng 12/1998 và được UBND tỉnh phê duyệt tháng 1/2009 đã tạo được bước đột phá để thúc đẩy các loại hình du lịch trên địa bàn tỉnh phát triển. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh được lập và phê duyệt cũng đều đề cập đến việc hoạch định chính sách phát triển du lịch, với mục tiêu là sớm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

- Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch:

Du lịch Gia Lai đã bước đầu tranh thủ được sự hỗ trợ của Trung ương và các địa phương để phát triển. Những năm gần đây Gia Lai đã tổ chức một số hội nghị, hội thảo để quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư trong và ngồi nước, đờng thời học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý từ các đơn vị tham gia. Năm 2008, Gia Lai đăng

cai tổ chức hội thảo phát triển du lịch khu vực gồm 12 tỉnh trong khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia và tham gia Hội chợ du lịch ITE HCMC 2008 tại Thành phớ Hờ Chí Minh. Năm 2009, Gia Lai đã tổ chức gặp gỡ các doanh nghiệp lữ hành theo chương trình khảo sát của Tổng cục Du lịch và tham gia một số chương trình Hội chợ, triển lãm tại Hà Nội, thành phớ Hờ Chí Minh và Đà Nẵng. Năm 2010, Gia Lai đăng cai và tổ chức thành công Hội thảo phát triển Du lịch khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ, tạo được ấn tượng tốt đối với các đơn vị tham gia.

Đặc biệt sự kiện “Festival Cồng chiêng quốc tế 2009 tại Gia Lai” được tổ chức hồnh tráng và thành cơng tớt đẹp với sự tham gia của 5 đồn cờng chiêng của các nước Campuchia, Lào, Indonesia, Myanma, Philippin, 25 đồn cờng chiêng là khách mời các tỉnh trong nước, cùng với sự tham gia của 10 đồn cờng chiêng trong tỉnh đã tạo dấu ấn quan trọng trong công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch nói chung, cồng chiêng Tây Nguyên nói riêng, làm cho du khách trong và ngoài nước quan tâm nhiều hơn đến loại hình du lịch văn hóa của tỉnh.

Bên cạnh đó, ngành du lịch Gia Lai cũng đã xây dựng được trang Web chuyên ngành, phát hành các ấn phẩm như sách song ngữ Anh - Việt: “Chào mừng quý khách đến Gia Lai”, in bản đồ du lịch Gia Lai, xây dựng phim

phóng sự nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ngành Du lịch Việt Nam, thông qua đó đăng tải những hình ảnh, sự kiện nổi bật của du lịch Gia Lai gửi đến đơng đảo cơng chúng trong và ngồi nước.

- Đầu tư cho phát triển du lịch:

Mấy năm gần đây, vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch từ ngân sách nhà nước không ngừng tăng; các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp cũng tích cực huy động các nguồn vốn, tham gia liên doanh liên kết đầu tư xây dựng khách sạn, nhà hàng góp phần phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu ăn, nghỉ, vui chơi giải trí của du khách.

Bảng 2.1: Các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch

giai đoạn 2005-2010

Đơn vị: triệu đồng

Tên dự án Địa điểm Diện tích (ha) Tổng số vốn 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Dự án đầu tư CSHT Khu du lịch sinh thái hồ chứa nước thủy lợi Biển Hồ.

Xã Biển Hồ, Tp. Pleiku

200,0 1.560 200 800 560 - - -

Dự án đầu tư CSHT khu DL sinh thái thác Phú Cường Xã Dun, huyện Chư Sê 150,0 15.298 300 2.400 4.440 5.167 2.991 -

Dự án đầu tư CSHT Công viên văn hóa các dân tộc Gia Lai

Tp.

Pleiku 158,9 94.980 - - - 3.000 5.200 10.500

Dự án đầu tư CSHT Khu Lâm Viên Biển Hồ

Xã Biển hồ, Tp. Pleiku 440,4 140.659 - - - - 4.000 2.264 Dự án Khu du lịch rừng thông Hà Tam Huyện Đak Pơ 150.0 162.000 - - - - - 4.500

Dự án trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử làng kháng chiến Stơr Huyện KBang 100,0 3.000 - - - - - 3.000 Dự án nghiên cứu làng nghề tiêu biểu và lễ hội truyền thống

Các huyện, thị xã, thành phố - 2.000 - - - - - 2.000

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch Gia Lai.

Bảng 2.2: Đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ du lịch

Hạng mục 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng vốn đầu tư 126,55 51,62 30,75 6,9 29,1 46

Trong đó:

- Đầu tư khách sạn mới 118 14,6 18,75 6,9 14,1 0

+ Khách sạn tiêu chuẩn có sao 112 0 8 0 0 0

+ Khách sạn đạt tiêu chuẩn 6 14,6 15,75 6,9 14,2 14

- Nâng cấp khách sạn 8,55 1,03 7 0 12 32

- Cơng viên, khu vui chơi giải trí 0 35,99 5 0 3 0

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch Gia Lai.

- Cơng tác bảo tồn, tơn tạo các di tích, di sản văn hóa - lịch sử:

Những năm gần đây, Gia Lai đã tập trung đầu tư cho công tác bảo tồn, bảo tàng đồng thời khai thác các giá trị văn hóa dân tộc để phục vụ phát triển du lịch. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 4 bảo tàng đang hoạt động. Trong đó, Bảo tàng Gia Lai vừa được xây dựng cạnh Quảng trường trung tâm của tỉnh nhân dịp Festival Cồng chiêng Quốc tế 2009, đây là một công trình văn hóa có ý nghĩa rất lớn trong việc giữ gìn các giá trị văn hóa độc đáo của tỉnh Gia Lai và là điểm tham quan du lịch hấp dẫn. Bảo tàng có tổng diện tích trên 1.200m2, kinh phí đầu tư khoảng 12 tỉ đồng. Đây là nơi trưng bày, giới thiệu những di chỉ khảo cổ học đã khai quật được trong 10 năm qua, những giá trị lịch sử của quá trình đấu tranh cách mạng từ phong trào Tây Sơn, Làng kháng chiến Stơr của Anh hùng Núp, tái hiện ngôi nhà đón thư Bác Hồ gửi Đại hội Dân tộc thiểu sớ miền Nam năm 1946 tại Pleiku... Ngồi ra, trong bảo tàng còn có mô hình công trình thuỷ điện Ya Ly, thuỷ lợi Ayun Hạ, tiêu bản một sớ động vật, khống sản quý hiếm. Gia Lai còn có hơn 35 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 13 di tích được cơng nhận xếp hạng cấp Q́c gia, 03 di tích được cơng nhận ở cấp tỉnh cùng hàng chục địa điểm dấu tích khảo cổ mang dấu ấn về xã hội loài người cổ xưa trên vùng đất này .

- Doanh thu và lợi nhuận thu được từ kinh doanh du lịch:

Nguyên rất phức tạp. Trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã xảy ra 2 vụ biểu tình, bạo loạn vào tháng 2 năm 2001 và tháng 4 năm 2004, kết hợp với ảnh hưởng của dịch SARS, dịch cúm gia cầm nên lượng khách du lịch có xu hướng giảm. Từ năm 2005 đến nay, tình hình an ninh chính trị của tỉnh ổn định, tâm lý lo ngại sự bất ổn đã giảm, cũng từ đó lượng khách du lịch đến Gia Lai tăng đều qua các năm, kể cả khách quốc tế và khách nội địa, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2005-2010 là 12,35%/năm, riêng khách quốc tế tăng 20,37%. Lượng khách đến Gia Lai chủ yếu là khách nội địa với các đối tượng khách công vụ, thương gia, riêng khách du lịch thuần túy chiếm 20% trên tổng lượt khách, lượng khách quốc tế đến tỉnh chiếm 5-8% trong tổng lượt khách. Thời gian lưu trú của khách ở Gia Lai bình quân không quá 2 ngày, điều này thể hiện sức hấp dẫn của du lịch Gia Lai còn hạn chế.

Mặc dù kinh tế du lịch Gia Lai chưa phát triển đúng với tiềm năng vốn có, tuy vậy nguồn thu từ du lịch cũng đã đóng góp nhất định cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong những năm qua. Lượt khách và doanh thu du lịch thể hiện trong bảng sau.

Bảng 2.3: Lượt khách và doanh thu du lịch ở tỉnh Gia Lai

giai đoạn 2005-2010 CHỈ TIÊU ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Lượt khách Lượt 97.142 101.790 127.378 145.992 159.881 160.111 - Khách quốc tế “ 3.735 4.346 6.508 8.201 7.491 9.800 - Khách nội địa “ 93.407 97.448 120.870 137.791 152.390 150.311 Tổng doanh thu du lịch Tỷ đ 52,15 59,17 78,31 93,92 114,17 124,39

- Của cơ sở lưu trú “ 13,6 15,98 19,45 24,22 31,45 35,56- Nhà hàng “ 16,7 18,6 27,34 37,95 52,19 56,16 - Nhà hàng “ 16,7 18,6 27,34 37,95 52,19 56,16 - Cơ sở lữ hành “ 3,7 5,36 5,66 5,89 7,39 7,45 - Dịch vụ DL khác “ 18,15 19,22 25,86 25,85 23,13 24,2

Nguồn: Niên giám thống kê 2009 và sở VH, TT & DL Gia Lai.

Lợi nhuận thu được trong hoạt động du lịch ước tính đạt 20% trên tổng doanh thu và tương đối đồng đều giữa các loại hình Nhà nước, ngoài Nhà nước.

- Năng lực tạo việc làm, thu nhập cho người lao động và đóng góp vào ngân sách:

Tớc độ tăng dân số tự nhiên của Gia Lai còn ở mức cao và đang có xu hướng giảm dần trong các năm gần đây. Năm 2005, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên 1,84% đến năm 2007 còn 1,79%, năm 2008 còn 1,75%, năm 2010 còn 1,59%. Ngồi ra, tớc độ tăng dân số cơ học ở mức dưới 1%/năm do hàng năm có khoảng 6.000 dân các nơi nhập cư vào tỉnh. Với tốc độ tăng dân số nhanh và đang nằm trong giai đoạn dân số vàng nên Gia Lai có một lực lượng lao động khá dồi dào, năm 2008 số người trong độ tuổi lao động của tỉnh có 649.000 người, năm 2010 tăng lên 698.000 người. Cơ cấu lao động phân bổ không đều, lao động trong khu vực nông nghiệp chiếm khoảng 70,3% trong tổng số lao động, trong lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm 29,7%. Lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp đang có xu hướng tăng lên do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động phần nào chịu tác động của kinh tế du lịch. Kinh tế du lịch đã góp phần tạo ra nhiều việc làm mới và tăng thu nhập cho người lao động.

Số lao động đang làm việc trực tiếp trong ngành du lịch của tỉnh không nhiều, hiện nay có khoảng 805 người. Tuy vậy, lực lượng lao động tham gia vào các hoạt động dịch vụ có liên quan của kinh tế du lịch gấp hàng chục lần con số trên. Cụ thể gồm lao động trong các ngành dịch vụ bán hàng, vui chơi, giải trí, chữa bệnh, sản xuất quà lưu niệm, vận tải, bưu chính viễn thơng, trờng hoa v.v...

Bảng 2.4: Thực trạng lao động ngành du lịch

Đơn vị tính: người

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng số lao động 535 623 750 760 765 805

Nguồn: Niên giám thống kê 2009 và sở VH, TT & DL Gia Lai.

Bảng 2.5: Thực trạng nguồn nhân lực du lịch năm 2010

Phân loại Tổng cộng

Quản

Lữ

hành Lễ tân Buồng Bàn Bar Bếp Khác

- Tổng số 805 99 14 98 151 96 9 57 281 - Số lao động có CMKT 273 24 12 46 68 49 4 31 39 -Tỷ trọng (%) 33,29% - Số lao động chưa có CMKT 532 75 2 52 83 47 5 26 242 - Tỷ trọng (%) 66,71% - Số lao động có ngoại ngữ 168 35 10 42 4 10 3 1 63 - Tỷ trọng (%) 21,59% - Số lao động chưa có ngoại ngữ 606 63 4 56 120 86 5 56 216 - Tỷ trọng (%) 77,89%

Nguồn: Niên giám thống kê 2009 và sở VH, TT & DL Gia Lai.

Nhìn vào bảng trên ta thấy số lao động trong lĩnh vực du lịch rất

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri kinh tế du lịch ở tỉnh gia lai (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w