Công bằng thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của công bằng tổ chức đến sự chia sẻ tri thức của nhân viên trường hợp các công ty công nghệ thông tin tại thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 26)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2 Công bằng tổ chức

2.2.4 Công bằng thời gian

Trong nghiên cứu công bằng xã hội Goodin (2010) đã giới thiệu khái niệm sự công bằng trong phân phối thời gian. Đó là quyền được tồn quyền quyết định thời gian của mình. Theo như Goodin (2010) “quyền tự trị thời gian là vấn đề tùy ý kiểm sốt thời gian của mình”. Mỗi người trong một ngày đều có 24 giờ, một số người sử dụng thời gian của họ tốt hơn nên có sự thỏa mãn lớn hơn nhưng làm cách nào một người sử dụng thời gian đó hiệu quả lại khơng có liên quan đến quyền sử dụng thời gian của chính họ. Một khía cạnh mới về cơng bằng tổ chức bắt nguồn từ khái niệm công bằng phân phối nhưng lại đặt trong một ngữ cảnh khác. Đó chính là cơng bằng về thời gian. Trong một tổ chức thì “sự cơng bằng về phân phối thời gian” đó chính là làm thế nào anh ta toàn quyền được kiểm sốt thời gian này để hồn thành các nhiệm vụ trong một ngày. Thời gian là nguồn tài nguyên và nó có thể được xem là một phần hoặc một sự mở rộng của công bằng phân phối nhưng phải phân biệt rằng nó khơng phải là kết quả hay là một tỷ lệ so sánh giữa đầu vào với so với kết quả được xác định trong học thuyết công bằng. Đây là sự cơng bằng về việc tồn quyền kiểm soát thời gian của nhân viên. Các tổ chức phải phân phối thời gian làm việc cơng bằng trong tồn bộ nhân viên. Bất kể họ là độc thân hay đã kết hôn, sinh viên làm việc bán thời gian hay là những nhân viên làm việc tồn thời gian, có thành viên trong gia đình là người phụ thuộc hay khơng có. Bởi vì mỗi người đều có quyền như nhau trong việc tồn quyền sử dụng thời gian của mình để mà có thể giảm căng thẳng, trở nên thỏa mãn với cơng việc và gia tăng hiệu suất. Có một phạm vi nhất định mà trong đó người ta phải làm những cơng việc nhất định. Ví dụ thời

gian để ăn uống, ngủ, chăm sóc bản thân.Thời gian mất đi cho các nhu cầu cần thiết được gọi là thời gian được toàn quyền quyết định của cá nhân.

Trong thực tế nhân viên dành nhiều thời gian cần thiết để làm việc sau đó họ mới dành thời gian cho các khía cạnh gia đình, cho bản thân. Điều này là bởi vì các cơng ty yêu cầu nhân viên ngồi lại trễ hoặc là làm thêm giờ. Theo như (Goodin, 2010) hầu hết các khía cạnh cơng bằng thời gian là về các chính sách và những thực tế tác động khác nhau đến quyền tự chủ khác nhau về thời gian của mỗi người. Nếu một nhân viên phải làm việc trễ giờ nó sẽ giảm thời gian cá nhân của họ, thời gian cho gia đình, thời gian cho học tập…và có thể gia tăng các căng thẳng giảm hiệu quả công việc.

Công bằng thời gian giống như một “sự cơng bằng vơ hình” mà nhân viên thấy khi đề cập về thời gian của tổ chức. Nhận thức tích cực về thời gian là một nhu cầu tâm lý và có thể gia tăng hiệu quả làm việc của nhân viên. Vì thế, sự cơng bằng về thời gian là cần thiết trong các tổ chức và được xem như một khía cạnh mới đối với sự cơng bằng tổ chức. Sự toàn quyền quyết định về thời gian. Công bằng thời gian được định nghĩa rằng mọi người có tồn quyền tự do để làm những gì mình muốn hoặc tồn quyền kiểm sốt thời gian của họ. Hay nói một cách khác cơng bằng phân phối về thời gian của tổ chức là để chính nhân viên của họ tự hồn thành các cơng việc mà tổ chức giao (Usmani & Jamal, 2013). Khi nhân viên được đối xử công bằng trong việc tồn quyền kiểm sốt thời gian của mình trong giới hạn tổ chức thì họ cảm thấy làm việc thoải mái, có sự tin tưởng của tổ chức thì sẽ dẫn đến việc họ sẵn sàng chia sẻ tri thức mà mình có (Tayyaba Akram và cộng sự, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của công bằng tổ chức đến sự chia sẻ tri thức của nhân viên trường hợp các công ty công nghệ thông tin tại thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)