Công bằng không gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của công bằng tổ chức đến sự chia sẻ tri thức của nhân viên trường hợp các công ty công nghệ thông tin tại thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2 Công bằng tổ chức

2.2.5 Công bằng không gian

Công bằng không gian là một sự nhấn mạnh tập trung vào khía cạnh sự cơng bằng trong phân phối về không gian, phạm vi địa lý trong tổ chức (Usmani & Jamal, 2013). Nó nhằm giải thích rõ về việc phân phối không gian thuộc về những nguồn “giá trị xã hội” cũng như là những cơ hội để sử dụng những nguồn lực đó. Cụm từ “thuộc khơng gian” nghĩa là được dựa trên không gian, khu vực, vị trí (Glick, Hyde & Sheikh, 2012)

hoặc là “có thể làm với gì với khơng gian” (Hawker, 2006). Nói chung cơng bằng về không gian đề cập nhấn mạnh đến sự thoải mái về phạm vi địa lý mà nhân viên được sử dụng. Nó liên quan đến sự phân phối cơng bằng về không gian thuộc nguồn lực giá trị xã hội và những cơ hội để sử dụng chúng. Sự phát triển không đồng đều hoặc là sự kém phát triển về mặt địa lý cũng làm cho người ta cảm thấy bất công. Sự phân biệt về phạm vi không gian bị tác động mạnh bởi tổ chức bởi vì tính vùng miền. Việc phân chia theo phạm vi địa lý/ vùng không gian khác nhau với các nguồn lực khác nhau cũng là vấn đề thường xuyên của tổ chức. Vì vậy, rất cần nghiên cứu về phạm vi công bằng không gian nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của nó (Soja, 2008).

Sự cơng bằng về khơng gian có tác động đến sự phân phối các nguồn lực khắp các vùng miền và quá trình ra quyết định (Henri Lefebvre, 1968, 1972). Vì thế cực kỳ quan trọng để phải có các chính sách cơng bằng về khơng gian đảm bảo thỏa mãn và đảm bảo sự cam kết giữa các nhân viên trong một tổ chức. Một số ví dụ minh chứng hỗ trợ cho lý thuyết về sự công bằng và bất công về không gian trong tổ chức và có tác động đến kết quả của tổ chức. Ví dụ sự bất công về không gian: Trang thiết bị và dịch vụ cần thiết thì khơng có sẵn đầy đủ tại chỗ của họ so với sự có sẵn tại các chi nhánh, phịng ban khác nhau tại những khu vực khác. Cơ sở vật chất cần thiết để hỗ trợ các chức năng khác cho các nhân viên trong tổ chức thì quá xa từ khu vực họ làm việc (như máy in, máy phô tô, máy scan). Sự phân phối các nguồn lực như ngân sách cho máy móc, máy in, thiết bị văn phịng…khơng được cơng bằng. Một số khu vực xa xôi bị bất lợi so với những khu vực khác ví dụ như các chi nhánh ngân hàng đặt tại vùng nông thôn hoặc vùng kém phát triển so với vùng thành thị (Glick, Hyde & Sheikh, 2012). Sự bất công bằng về phạm vi địa lý này cũng sẽ gây ra nhiều sự phản kháng của nhân viên trong tổ chức vì họ cảm thấy khơng có sự cơng bằng. Điều này có thể dẫn đến sự tức giận, sự khơng muốn gắn bó với tổ chức và dẫn đến thiếu sự cam kết, sự tin tưởng. Cái mà có tác động rất nhiều đến việc sẵn sàng chia sẻ tri thức của nhân viên. Sự công bằng về không gian và công bằng về thời gian như được lý luận ở trên cũng rất đáng được đưa vào kiểm

định sự tác động của nó đối với sự sẵn sàng chia sẻ tri thức của nhân viên trong một tổ chức.

Các thành phần về công bằng tổ chức trong nghiên cứu của (Cropanzo, Bowen, & Gilliland, 2007) gồm:

1. Công bằng phân phối: Sự phù hợp về kết quả

Tính hợp lý: Thưởng cho nhân viên dựa trên những đóng góp của họ Tính bình đẳng: Cung cấp cho mỗi nhân viên những mức thù lao như nhau Tính cần thiết: Cung cấp một chế độ phúc lợi dựa trên yêu cầu của một cá nhân

2. Công bằng về thủ tục: Sự phù hợp trong q trình phân bổ

Tính thống nhất: Tất cả nhân viên đều được đối xử cơng bằng như nhau Tính khơng thiên vị: Khơng có sự thiên vị giữa bất kỳ cá nhân nào

Tính chính xác: Những quyết định được dựa trên những thơng tin chính xác

Tính đại diện của các bên liên quan: Các đối tượng hữu quan liên quan có tham gia vào trong quyết định.Tính đúng đắn: Có quy trình khiếu nại hoặc là cơ chế để sửa chữa lỗi lầm

Tính đạo đức: Những chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp không bị xâm phạm

3. Cơng bằng trong đối xử: Tính cơng bằng trong việc đối xử với một người từ các cấp quản lý

Sự công bằng trong đối xử: Đối xử với nhân viên phải thái độ chững chạc, lịch sự nhã nhặn và phải tôn trọng.

Công bằng thông tin: Chia sẻ những thông tin liên quan với các nhân viên, tổ chức.

4. Công bằng về thời gian: Sự phù hợp trong phân phối thời gian

Thời gian cho hôn nhân: Thời gian cho vợ chồng con cái

Thời gian cho cá nhân: Thơi gian dành cho bạn bè, tập thể thao, cho các sở thích khác, thời gian để ngủ và thời gian với công việc.

5. Cơng bằng về khơng gian: Tính phù hợp về khoảng cách

Khoảng cách các nguồn lực: Khoảng cách không gian đối với các nguồn lực công ty Khơng có sự phân biệt về ngân sách: Ngân sách trong các khu vực trong việc phân phối giữa các nguồn lực công ty giữa các chi nhánh khác nhau của cùng một tổ chức về mặt khoảng cách.

Bài nghiên cứu này xem xét các khía cạnh cơng bằng phân phối, công bằng thủ tục, công bằng đối xử, công bằng về thời gian và công bằng về không gian như là các biến độc lập. Trong khi đó, việc chia sẻ tri thức gồm nỗ lực chia sẻ tri thức và nỗ lực có được tri thức lại là các biến phụ thuộc. Điều này sẽ được phân tích kỹ sau đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của công bằng tổ chức đến sự chia sẻ tri thức của nhân viên trường hợp các công ty công nghệ thông tin tại thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)