CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.2 Hàm ý quản trị
5.2.1 Hàm ý về yếu tố công bằng bằng đối xử
Yếu tố cơng bằng đối xử có mức độ tác động mạnh thứ 4 lên chia sẻ kiến thức, với hệ số tác động beta = 0.212 ở độ tin cậy 95%, từ đây có thể cho thấy được cải thiện yếu tố này sẽ thay đổi đáng kể sự chia sẻ tri thức,
Để chỉ đạo cơng việc trơi chảy thì giữa lãnh đạo và nhân viên phải thường xuyên trao đổi. Nếu người lãnh đạo không công bằng, không tôn trọng nhân viên sẽ tạo ra tâm lý chán nản, giảm hiệu quả công việ. Nếu người lãnh đạo chỉ nghe phản ánh một chiều mà khiển trách nhân viên sẽ làm cho nhân viên cảm thấy bất mãn với cách cư xử đó. Vì vậy, người lãnh đạo phải khéo léo trong ứng xử, tìm hiểu rõ vụ việc đề giải quyết hợp
tình hợp lý; thấu hiểu, chia sẻ khó khăn với nhân viên, tơn trọng nhân viên để tăng hiệu quả cơng việc. Bên cạnh đó, mặc dù khơng có biểu hiện q rõ ràng nhưng vẫn còn sự so sánh giữa nhân viên này với nhân viên khác trong việc xác định kết quả cơng việc. Vì vậy, người lãnh đạo phải cơng bằng, đúng đắn trong việc đánh giá kết quả công việc của mỗi nhân viên tùy theo phần việc được phân công của từng người, cách đối xử lịch thiệp của người lành đạo sẽ làm cho nhân viên cảm thầy mình được tơn trọng. Người lãnh đạo thực hiện tốt chuẩn mực này sẽ làm cho nhân viên nhận thấy sự công bằng trong đối xử giữa lãnh đạo và nhân viên.Có những hành vi ứng xử có văn hố cần đòi hỏi trước tiên ở thái độ tơn trọng lẫn nhau từ lời nói đến cách cư xử sao cho làm hài lịng người khác.
Vì thế, các nhà quản trị cần tổ chức những buổi họp chia sẻ tri thức. kinh nghiệm, kỹ năng hay những buổi sinh hoạt tập thể, du lịch nhằm tạo cơ hội gần gũi giữa nhân viên và lãnh đạo. Qua đó, giúp nhân viên giảm thiểu các xung đột khi làm việc, giúp người lãnh đạo có thể “làm bạn” với nhân viên của mình, hơn nữa cũng giúp nhân viên cởi mở, bày tỏ rõ quan điểm, thái độ của mình, góp phần gia tăng mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên ngày càng mật thiết hơn. Khi nhân viên có thành tích tốt, một lời khen ngợi chân thành, cụ thể từ người lãnh đạo sẽ có tác dụng động viên, khuyến khích nhân viên làm việc hăng say hơn, đạt được hiệu quả cao hơn trong công việc. Nếu nhân viên phạm sai lầm trong công việc, lãnh đạo cần kiềm chế những nhận xét khơng đúng đắn, góp ý, phê bình một cách tế nhị, có thái độ ân cần động viên, giúp nhân viên nhận ra vấn đề, mà không làm cho họ cảm thấy tự ái hay bị đối xử quá nghiêm khắc.
Bảng 28: Thực trạng đánh giá các biến quan sát thuộc yếu tố công bằng đối xử
Biến quan sát Trung bình Độ lệch
chuẩn
Quản lý của tơi rất muốn lắng nghe ý kiến của tôi 3.53 1.08
Quản lý của tôi tránh các định kiến cá nhân 3.50 1.13
Quản lý của tôi tôn trọng những quyền của tôi như
một nhân viên dưới quyền. 3.12 1.11
(Nguồn kết quả nghiên cứu định lượng)
Bên cạnh đó, để có được quan hệ tốt đẹp giữa lãnh đạo và nhân viên trong tổ chức, người lãnh đạo cần thể hiện sự tôn trọng, chân thành đối với nhân viên cấp dưới, xem nhân viên là người cùng hợp tác làm việc để hoàn thành mục tiêu của tổ chức. Người lãnh đạo có mỗi quan hệ sâu sắc với mọi người thì sẽ tạo được sự hợp tác rộng rãi của nhân viên với minh. Ngồi ra, nhà lãnh đạo cần có sự vận dụng linh hoạt vào từng hoàn cảnh cụ thể của từng đối tượng quản lý để có cách ứng xử phù hợp thì sẽ đem lại hiệu quả tích cực.