CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.2 Hàm ý quản trị
5.2.2 Hàm ý yếu tố công bằng thủ tục
Yếu tố cơng bằng thủ tục có mức độ tác động mạnh thứ 3 lên sự chia sẻ tri thức (hệ số Beta tác động là 0.229) , ở độ tin cậy 95% thì yếu tố này có ý nghĩa tác động cùng chiều lên chia sẻ kiến thức, kết hợp với các thống kê trung bình các biến quan sát cho thấy được một số gợi ý cần thực hiện để gia tăng yếu tố này
Quy trình ra quyết định trong cơ quan phải không thiên vị, người nhân viên được nêu ý kiến, quan điểm của mình liên quan đến quyết định mà cơ quan ban hành sẽ giúp nhân viên hài lịng với cơng việc, gắn kết với cơ quan. Tuy nhiên, đơi lúc vẫn cịn xảy ra việc đánh giá một cách cào bằng nên tạo ra tâm lý ỷ lại hoặc tâm lý khơng hài lịng,
Có một vấn để xây ra trong thực tế là tâm lý người lãnh đạo luôn muốn giao nhiều việc hoặc việc khó cho nhân viên có năng lực tốt để họ hồn thành cơng việc đúng yêu cầu, kịp thời hạn nên những nhân viên kém năng lực hơn thì lại ít việc hơn gây ra tâm lý so sánh giữa người này và người khác. Vì vậy, việc phân chia cơng việc hợp lý, phù hợp năng lực và nhận được thành quả lao động phù hợp với sự đóng góp cho cơ quan cũng làm tăng sự hài lịng đối với cơng việc. Liên quan đến quyết định phân công công tác, nếu nhân viên cảm thấy có sự cơng bằng trong phân chia cơng việc, họ sẽ đóng góp nhiều hơn cho cơ quan tại bất kỳ vị trí cơng tác nào được phân công. Và lương, phúc lợi, cơ
hội phát triển cá nhân được phân chia công bằng xứng đáng với kết quả công việc sẽ tạo động lực cho nhân viên phấn đấu.
Các nhà quản trị cần phải triển khai nội dung của các quy trình, thủ tục, chính sách thật chặt chẽ, cụ thể, tỉ mỉ. Q trình thực hiện phải đảm bảo cơng bằng, nhất qn, đúng quy trình, hợp lý, có theo dõi, kiếm tra đơn đốc thường xuyên, bảo đảm quyền được phản hồi, khiếu nại ý kiến về các quyết định công việc của nhân viên để chấn chỉnh và sơ kết, tổng kết việc thực hiện các quy định này.
Bảng 29: Thực trạng đánh giá các biến quan sát thuộc yếu tố công bằng thủ tục.
Biến quan sát Trung bình Độ lệch
chuẩn
Quy trình đánh giá trong cơng ty tơi là công bằng với
các nhân viên bất kể khu vực, học vấn… 3.08 1.30
Quy trình đánh giá phản ánh cơng bằng những gì mà
nhân viên đạt được. 3.19 1.27
Những áp lực bên ngồi khơng ảnh hưởng đến quá
trình đánh giá kết quả làm việc của nhân viên. 3.55 1.16
Có bộ tiêu chí chuẩn để đánh giá. 3.56 1.21
Nhân viên và quản lý tham gia trong suốt quá trình
đánh giá. 3.13 1.30
(Nguồn kết quả nghiên cứu định lượng)
Bên cạnh đó, các nhà quản trị cần thường xuyên giúp đỡ những đối tượng đang gặp khó khăn và cần thiết phải có sự hỗ trợ của nhà quản lý vì khơng phải ai cũng năm vững các qui trình, chính sách của tổ chức, cho nên địi hỏi nhà quản lý phải có trách nhiệm tuyên truyền vận động tất cả các thành viên đều phải am hiểu một cách sâu sắc và được cung cấp đầy đủ thông tin. Hơn nữa, cần tăng cường hơn các mối quan hệ tốt đẹp giữa lãnh đạo và nhân viên thông qua việc xây dựng chặt chẽ hơn và cụ thể hơn các nội quy, quy chế làm việc, các chính sách, thủ tục...
Ngồi ra, những quyết định được đưa ra cho nhân viên phải thực sự hợp lý với đối tượng thực hiện và khơng có biểu hiện thiên vị, khơng trù dập, khơng vì quyền lợi cá nhân, ln có sự lắng nghe ý kiến của nhân viên về các quy định, thủ tục tục của tơ chức thì nó sẽ mang tính thuyết phục cao và người chấp hành sẽ thực hiện có hiệu quả tốt. Có như vậy nhận thức về cơng bằng thủ tục của nhân viên được nâng cao, qua đó họ cũng cảm nhận được sự quan tâm của lãnh đạo, và càng làm gắn bó mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên nhiều hơn, từ đó khiến họ tự giác thực hiện công việc nghiêm túc đảm bảo theo qui trình, góp phần đạt hiệu quả cơng việc tốt hơn.